Trời rét kéo dài, người trồng hoa mai vàng ở Huế đang tìm đủ mọi cách để kích thích cho cây ra hoa, nhưng kết quả không được như mong muốn.
Cây mai vàng ở trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Huế năm nào cũng ra hoa đúng dịp, vậy mà năm nay đã phải dùng hết mọi biện pháp kích thích cho cây ra hoa như bón phân lân ở gốc rồi bịt gốc bằng nylon, đưa vào nhà để chăm, hoặc dùng đèn để giữ ấm cho cây… mong mai nở kịp Tết.
Mai vàng là một loại hoa có "đẳng cấp" ở Huế, nhưng chỉ là mai vàng xứ Huế (còn gọi là hoàng mai), còn mai vàng các nơi khác đưa về như Bình Định, Phú Yên, hoặc Thành phố Hồ Chí Minh thì không quý và đắt giá bằng. Lý giải cho điều này, bởi vì mai vàng xứ Huế có màu vàng thắm hơn, khi cây cho lộc thì lá mai của Huế xanh hơn, còn mai các nơi khác thường có lộc màu tím. Người Huế chơi mai tại vườn, hoặc sân nhà, nhà nào bí quá thì trưng bày mai trong vài ngày tết, hết tết lại mang đi gửi cho các chủ vườn, tết năm sau lại đến mang về. Số tiền công chăm bón khoảng vài trăm ngàn đồng, có khi lên tới vài triệu đồng/cây, tuy vào giá trị của từng cây mai. Cây càng quý thì số tiền càng cao.
Nổi tiếng nhất trong những người có bề dày chơi cây kiểng trên đất Huế hiện nay không ai "vượt qua" được ông Nguyễn Hữu Vấn ở 7/28 Lê Thánh Tôn, là chủ nhân nhà hàng Tịnh Gia Viên. Ông Vấn hiện đang sở hữu cây mai trên 100 tuổi, nhiều năm đạt huy chương vàng trong Hội hoa xuân của Huế. Ông cho biết, Tịnh Gia Viên của ông không những có một cây mà có tới 2 cây mai thế, một thế "long thăng", một thế "long ngọa" đều có giá trị bạc tỷ. Các chậu kiểng khác có giá từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng rất nhiều; trong đó có cây sanh với giá khoảng 1 tỷ đồng. Năm 2009, có một số người buôn cây kiểng hỏi mua không được, họ lập mưu ăn trộm trót lọt, sau này phát hiện cây sanh của mình đang triển lãm tại hội chợ sinh vật cảnh Hải Dương. Công an thành phố Huế đã cất công ra tận Hải Dương điều tra, thu hồi, bàn giao lại cây sanh cho gia đình vào năm ngoái.
Người Huế chơi mai còn có giá trị tinh thần khác. Mai Huế thường có bông nở ra 5 cánh, vì vậy mà sáng mồng một tết, người cao tuổi trong nhà dạo quanh một vòng quanh cây mai xem có bông nào nở ra 6 cánh, hoặc 4 cánh (tứ quý) thì mừng lắm, họ cho đó là lộc may mắn đầu năm. Hầu như nhà nào ở Huế cũng muốn có một vài cây mai trong mấy ngày Tết. Vì thế mà mỗi chậu mai vàng xứ Huế hiện nay có giá từ vài triệu đồng, lên tới vài trăm triệu đồng.
Từ giữa tháng 12 (âm lịch), tức trước Tết khoảng 45 ngày, người trồng đã trảy (nhặt) hết lá để cho cây đâm nụ. Nay, vì rét kéo dài, người trồng mai phải dùng hết mọi biện pháp kích thích cho cây ra hoa như dùng phân lân bón ở gốc rồi bịt gốc bằng nylon đưa vào nhà để chăm, hoặc dùng đèn để giữ ấm cho cây… mong mai nở kịp Tết.
Ở phường Thủy Dương ven thành phố Huế có gia đình ông Lê Viết Đô trồng 200 gốc Hoàng mai (loại mai Huế chính gốc), mỗi năm bán thu được 100 triệu đồng, năm nay có khả năng thất thu lớn vì trời ngày càng rét đậm làm mai không nở. Hơn 300 cây mai cảnh đẹp của ông Lê Quý Huề ở Huế cũng đang diễn ra tình trạng tương tự khi chỉ có khoảng dưới 20% chậu mai là có khả năng nở hoa đúng Tết với tiết trời lạnh như hiện nay. Tuy nhiên, điều lo nhất của ông Huề hiện nay là các chậu mai của khách. Đến tết mà họ không có hoa chơi là mình cũng thấy áy náy trong lòng.
Người sành chơi mai cho biết, "bất đắc dĩ" mới đưa cây vào trong nhà, vì nếu đưa cây mai vào nhà và dùng điện chiếu sáng, giữ gió kín cho cây khỏi bị ảnh hưởng của rét, làm vậy cũng có cây sẽ nở đúng dịp, nhưng hết Tết rồi khi đưa cây ra vườn, thân cành và lá sẽ khô làm cây xấu; có cây chết cành, vậy là mất hết giá trị./.
Cây mai vàng ở trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Huế năm nào cũng ra hoa đúng dịp, vậy mà năm nay đã phải dùng hết mọi biện pháp kích thích cho cây ra hoa như bón phân lân ở gốc rồi bịt gốc bằng nylon, đưa vào nhà để chăm, hoặc dùng đèn để giữ ấm cho cây… mong mai nở kịp Tết.
Mai vàng là một loại hoa có "đẳng cấp" ở Huế, nhưng chỉ là mai vàng xứ Huế (còn gọi là hoàng mai), còn mai vàng các nơi khác đưa về như Bình Định, Phú Yên, hoặc Thành phố Hồ Chí Minh thì không quý và đắt giá bằng. Lý giải cho điều này, bởi vì mai vàng xứ Huế có màu vàng thắm hơn, khi cây cho lộc thì lá mai của Huế xanh hơn, còn mai các nơi khác thường có lộc màu tím. Người Huế chơi mai tại vườn, hoặc sân nhà, nhà nào bí quá thì trưng bày mai trong vài ngày tết, hết tết lại mang đi gửi cho các chủ vườn, tết năm sau lại đến mang về. Số tiền công chăm bón khoảng vài trăm ngàn đồng, có khi lên tới vài triệu đồng/cây, tuy vào giá trị của từng cây mai. Cây càng quý thì số tiền càng cao.
Nổi tiếng nhất trong những người có bề dày chơi cây kiểng trên đất Huế hiện nay không ai "vượt qua" được ông Nguyễn Hữu Vấn ở 7/28 Lê Thánh Tôn, là chủ nhân nhà hàng Tịnh Gia Viên. Ông Vấn hiện đang sở hữu cây mai trên 100 tuổi, nhiều năm đạt huy chương vàng trong Hội hoa xuân của Huế. Ông cho biết, Tịnh Gia Viên của ông không những có một cây mà có tới 2 cây mai thế, một thế "long thăng", một thế "long ngọa" đều có giá trị bạc tỷ. Các chậu kiểng khác có giá từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng rất nhiều; trong đó có cây sanh với giá khoảng 1 tỷ đồng. Năm 2009, có một số người buôn cây kiểng hỏi mua không được, họ lập mưu ăn trộm trót lọt, sau này phát hiện cây sanh của mình đang triển lãm tại hội chợ sinh vật cảnh Hải Dương. Công an thành phố Huế đã cất công ra tận Hải Dương điều tra, thu hồi, bàn giao lại cây sanh cho gia đình vào năm ngoái.
Người Huế chơi mai còn có giá trị tinh thần khác. Mai Huế thường có bông nở ra 5 cánh, vì vậy mà sáng mồng một tết, người cao tuổi trong nhà dạo quanh một vòng quanh cây mai xem có bông nào nở ra 6 cánh, hoặc 4 cánh (tứ quý) thì mừng lắm, họ cho đó là lộc may mắn đầu năm. Hầu như nhà nào ở Huế cũng muốn có một vài cây mai trong mấy ngày Tết. Vì thế mà mỗi chậu mai vàng xứ Huế hiện nay có giá từ vài triệu đồng, lên tới vài trăm triệu đồng.
Từ giữa tháng 12 (âm lịch), tức trước Tết khoảng 45 ngày, người trồng đã trảy (nhặt) hết lá để cho cây đâm nụ. Nay, vì rét kéo dài, người trồng mai phải dùng hết mọi biện pháp kích thích cho cây ra hoa như dùng phân lân bón ở gốc rồi bịt gốc bằng nylon đưa vào nhà để chăm, hoặc dùng đèn để giữ ấm cho cây… mong mai nở kịp Tết.
Ở phường Thủy Dương ven thành phố Huế có gia đình ông Lê Viết Đô trồng 200 gốc Hoàng mai (loại mai Huế chính gốc), mỗi năm bán thu được 100 triệu đồng, năm nay có khả năng thất thu lớn vì trời ngày càng rét đậm làm mai không nở. Hơn 300 cây mai cảnh đẹp của ông Lê Quý Huề ở Huế cũng đang diễn ra tình trạng tương tự khi chỉ có khoảng dưới 20% chậu mai là có khả năng nở hoa đúng Tết với tiết trời lạnh như hiện nay. Tuy nhiên, điều lo nhất của ông Huề hiện nay là các chậu mai của khách. Đến tết mà họ không có hoa chơi là mình cũng thấy áy náy trong lòng.
Người sành chơi mai cho biết, "bất đắc dĩ" mới đưa cây vào trong nhà, vì nếu đưa cây mai vào nhà và dùng điện chiếu sáng, giữ gió kín cho cây khỏi bị ảnh hưởng của rét, làm vậy cũng có cây sẽ nở đúng dịp, nhưng hết Tết rồi khi đưa cây ra vườn, thân cành và lá sẽ khô làm cây xấu; có cây chết cành, vậy là mất hết giá trị./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)