Trong hai ngày 7 và 8/6 với khoảng 9,57 triệu thí sinh tham dự, kỳ thi đại học của Trung Quốc được coi là "cuộc sát hạch lớn bậc nhất thế giới."
Đại học luôn là giấc mơ mang ý nghĩa sống còn đối với các thí sinh Trung Quốc nên những hành động gian lận trong thi cử là khó tránh khỏi. Chính vì thế, cuộc chiến chống tình trạng này đang được giới chức Trung Quốc phát động mạnh mẽ.
Thành phố Tùng Nguyên ở tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc, từng trở thành tâm điểm với một loạt vụ bê bối thi cử hồi năm ngoái, trong đó 34 đối tượng bị bắt giữ với tội danh bán các thiết bị công nghệ cao cho những thí sinh dùng vào mục đích quay cóp, nhận đáp án từ bên ngoài.
Chính vì thế, ở kỳ thi năm nay, Tùng Nguyên đang quyết chấn chỉnh và đã cho lắp đặt hơn 800 camera giám sát 600 phòng thi ở thành phố.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, 25/31 khu vực cấp tỉnh đã lập những hệ thống kiểm tra để theo dõi chặt chẽ các địa điểm thi qua màn hình.
Các đơn vị viễn thông trên khắp Trung Quốc cũng cử nhân viên và trang thiết bị giúp ngăn chặn, phát hiện các thí sinh định lợi dụng công nghệ cao để gian lận.
Ở khu tự trị Ninh Hạ Hồi, lần đầu tiên các địa điểm thi được lắp đặt cả... máy dò kim loại để quét từng thí sinh xem có mang thiết bị điện tử vào phòng thi hay không.
Ở tỉnh Hồ Nam, mọi phòng thi được bao phủ bởi mạng sóng nhiễm âm, trong khi cảnh sát địa phương sẽ dùng thiết bị chuyên dụng rà kỹ khu vực xung quanh để tìm kiếm những tín hiệu điện tử đáng ngờ.
Tại tỉnh Hồ Bắc, mỗi phòng thi được chính quyền địa phương trang bị một đồng hồ và thí sinh không được phép mang điện thoại di động lẫn đồng hồ cá nhân trong người.
Tỉnh Sơn Đông còn khắt khe hơn khi cung cấp cả văn phòng phẩm để các thí sinh định gian lận không có cơ hội mang lén những thiết bị điện tử tinh vi vào phòng thi.
Trong khi đó, tại các tỉnh Cam Túc và Phúc Kiến, cảnh sát đã bắt được 64 đối tượng tình nghi bán các thiết bị điện tử gian lận thi cử cho thí sinh. Những thiết bị tinh vi kiểu “tình báo” như một bộ thu phát sóng nhỏ xíu có giá từ 20.000-30.000 Nhân dân tệ.
Trong bối cảnh kỳ thi “cao khảo” năm nay diễn ra không lâu sau một loạt các vụ tấn công cuồng sát nhằm vào trường học, Trung Quốc cũng thắt chặt an ninh tối đa tại các địa điểm thi. Yên tĩnh cũng được đặt lên hàng đầu và những công trình xây dựng gần trường thi cũng được tạm ngừng trong hai ngày này.
Thậm chí, Tòa án nhân dân quận Hải Điến ở thủ đô Bắc Kinh còn ra thông báo sẽ không xử vụ ly hôn nào nếu đó là những phụ huynh đang có con dự thi đại học.
Bắc Kinh cũng nới lỏng các quy định giao thông chặt chẽ trong dịp đặc biệt này. Nếu đang chở thí sinh đi thi, ôtô sẽ không bị phạt dù chạy trên đường vào ngày cấm đối với biển số đã quy định./.
Đại học luôn là giấc mơ mang ý nghĩa sống còn đối với các thí sinh Trung Quốc nên những hành động gian lận trong thi cử là khó tránh khỏi. Chính vì thế, cuộc chiến chống tình trạng này đang được giới chức Trung Quốc phát động mạnh mẽ.
Thành phố Tùng Nguyên ở tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc, từng trở thành tâm điểm với một loạt vụ bê bối thi cử hồi năm ngoái, trong đó 34 đối tượng bị bắt giữ với tội danh bán các thiết bị công nghệ cao cho những thí sinh dùng vào mục đích quay cóp, nhận đáp án từ bên ngoài.
Chính vì thế, ở kỳ thi năm nay, Tùng Nguyên đang quyết chấn chỉnh và đã cho lắp đặt hơn 800 camera giám sát 600 phòng thi ở thành phố.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, 25/31 khu vực cấp tỉnh đã lập những hệ thống kiểm tra để theo dõi chặt chẽ các địa điểm thi qua màn hình.
Các đơn vị viễn thông trên khắp Trung Quốc cũng cử nhân viên và trang thiết bị giúp ngăn chặn, phát hiện các thí sinh định lợi dụng công nghệ cao để gian lận.
Ở khu tự trị Ninh Hạ Hồi, lần đầu tiên các địa điểm thi được lắp đặt cả... máy dò kim loại để quét từng thí sinh xem có mang thiết bị điện tử vào phòng thi hay không.
Ở tỉnh Hồ Nam, mọi phòng thi được bao phủ bởi mạng sóng nhiễm âm, trong khi cảnh sát địa phương sẽ dùng thiết bị chuyên dụng rà kỹ khu vực xung quanh để tìm kiếm những tín hiệu điện tử đáng ngờ.
Tại tỉnh Hồ Bắc, mỗi phòng thi được chính quyền địa phương trang bị một đồng hồ và thí sinh không được phép mang điện thoại di động lẫn đồng hồ cá nhân trong người.
Tỉnh Sơn Đông còn khắt khe hơn khi cung cấp cả văn phòng phẩm để các thí sinh định gian lận không có cơ hội mang lén những thiết bị điện tử tinh vi vào phòng thi.
Trong khi đó, tại các tỉnh Cam Túc và Phúc Kiến, cảnh sát đã bắt được 64 đối tượng tình nghi bán các thiết bị điện tử gian lận thi cử cho thí sinh. Những thiết bị tinh vi kiểu “tình báo” như một bộ thu phát sóng nhỏ xíu có giá từ 20.000-30.000 Nhân dân tệ.
Trong bối cảnh kỳ thi “cao khảo” năm nay diễn ra không lâu sau một loạt các vụ tấn công cuồng sát nhằm vào trường học, Trung Quốc cũng thắt chặt an ninh tối đa tại các địa điểm thi. Yên tĩnh cũng được đặt lên hàng đầu và những công trình xây dựng gần trường thi cũng được tạm ngừng trong hai ngày này.
Thậm chí, Tòa án nhân dân quận Hải Điến ở thủ đô Bắc Kinh còn ra thông báo sẽ không xử vụ ly hôn nào nếu đó là những phụ huynh đang có con dự thi đại học.
Bắc Kinh cũng nới lỏng các quy định giao thông chặt chẽ trong dịp đặc biệt này. Nếu đang chở thí sinh đi thi, ôtô sẽ không bị phạt dù chạy trên đường vào ngày cấm đối với biển số đã quy định./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)