Theo sách Trắng, hệ thống pháp luật của TrungQuốc là sự kết hợp giữa các đạo luật liên quan trong Hiến pháp, Luật Dânsự, Luật Thương mại, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Xã hội, LuậtHình sự và nhiều bộ luật khác...
Tính đến cuối tháng 8/2011, cơ quan lậppháp của Trung Quốc đã ban hành 240 điều luật, 706 quy tắc hành chínhvà trên 8.600 quyết định ở địa phương.
Trong thời gian tới,Trung Quốc đặt mục tiêu tiếp tục cải cách hệ thống luật pháp về kinh tếnhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa; đẩy mạnh cải tổ các thể chế pháp lý liên quan tới quản lýngân sách, thuế, tái phân bổ thu nhập, kiểm soát rủi ro tài chính; vàkiện toàn các luật liên quan tới vai trò quản lý và giám sát của nhànước đối với các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia.
Về vấn đề nhân quyền, sách Trắng khẳng định Trung Quốc đã ban hànhnhiều đạo luật, quy định, đồng thời không ngừng phát triển và hoàn thiệnhệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi cơ bản của người dân, cũng nhưquyền và lợi ích của người dân các dân tộc thiểu số.
SáchTrắng cũng nêu rõ việc thực thi quản lý nhà nước bằng pháp luật và xâydựng nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền là nguyên tắc cơ bản của ĐảngCộng sản Trung Quốc.
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang đặc sắcTrung Quốc không chỉ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển hệ thốngpháp luật dân chủ xã hội chủ nghĩa mà còn là kết quả to lớn của thànhtựu cải cách, mở cửa theo định hướng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội./.