Trung Quốc, Nga và sự hình thành 'Đồng minh phương Đông'

Trung Quốc và Nga có thể không xây một liên minh thể chế giống như NATO nhưng những gì chúng ta được chứng kiến trong thế kỷ 20 cho thấy họ đã hình thành “liên minh” chống lại lợi ích của phương Tây.
Trung Quốc, Nga và sự hình thành 'Đồng minh phương Đông' ảnh 1Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (trái) tại lễ ký các thỏa thuận hợp tác song phương ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 7/11/018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng thehill.com, Trung Quốc và Nga có thể không xây dựng một liên minh thể chế giống như Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng những gì chúng ta được chứng kiến trong thế kỷ 20 cho thấy họ đã hình thành một “liên minh” chống lại các lợi ích của phương Tây.

Sự đánh giá phổ quát ở Washington và Brussels hiện nay là việc Trung Quốc và Nga không thể hình thành một liên minh lâu dài và bền vững.

Bởi vì đơn giản giữa họ có quá nhiều trở ngại: Lịch sử thù hận và xung đột biên giới từ năm 1680, một cuộc chiến tranh nhỏ năm 1929, Hồng quân Trung Quốc giải phóng các khu vực từ tay Nhật Bản cuối năm 1940 để tái thiết sau cuộc chiến tranh mà Liên Xô tiến hành và các vụ xung đột biên giới năm 1969 mà gần như dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn diện.

Ngoài lịch sử xung đột, hai nước còn cạnh tranh ảnh hưởng ở các quốc gia Trung Á và Nga- cường quốc yếu hơn- coi đây là cái gai và sẽ không bao giờ chấp nhận làm đối tác “dưới cơ” trong bất kỳ một liên minh chính thức nào với Trung Quốc.

Suy cho cùng, không ai coi Tổ chức Hiệp ước Warsaw là một liên minh bình đẳng cả. Đúng hơn, đây là một tập hợp các quốc gia yếu kém dưới thời thống trị của Liên Xô.

Trên thực tế, Nga và Trung Quốc có thể không bao giờ trở thành đồng minh giống như Mỹ và Anh hay các quốc gia thành viên của NATO, nhưng điều đó không thể ngăn cản họ hình thành một thỏa thuận mang lại lợi ích cho nhau.

Quả thực, trải qua 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đây là thời điểm thích hợp để chúng ta nhìn lại liên minh đã thiết lập cơ sở để cuối cùng trở thành NATO.

Khi cuộc Đại chiến bắt đầu, Liên minh phương Tây chống lại nhóm Liên minh Trung tâm được nhắc tới như “phe Đồng minh” có nghĩa “một liên minh không chính thức hoặc hiểu nhau giữa các quốc gia hay các bè phái.”

Nếu người ta xem xét thận trọng lợi ích chung của Nga và Trung Quốc thông qua những sự thù địch giữa họ thì cuộc tranh luận về xung đột của hai cường quốc Á-Âu này với phương Tây cũng có thể đủ để vượt qua sự bất tin lịch sử.

Thứ nhất và có lẽ quan trọng nhất là không cường quốc nào đặt ra nguy cơ hiện hữu cho nhau. Nga không quan tâm đến việc thay đổi Trung Quốc theo hệ thống chính phủ của mình và Trung Quốc cũng vậy.

['Sự phát triển quan hệ Trung Quốc-Nga đang có triển vọng tươi sáng']

Bất kỳ cạnh tranh nào giữa hai quốc gia này về cơ bản đều có sự liên quan đến cạnh tranh quyền lực kiểm soát đất đai và nguồn tài nguyên.

Trong khi đó, phương Tây tích cực ủng hộ hệ thống dân chủ của chính mình, coi đó là một hình thức chính phủ thượng đẳng và họ đã dành 3/4 thế kỷ để truyền bá tư tưởng này trên khắp thế giới.

Thứ hai là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ. Trong khi thực tế Nga và Trung Quốc có chung một đường biên giới đất liền rộng lớn nhưng vùng biên giới đó lại nằm ở vùng biên cương xa xôi của hai nước.

Ngược lại, cả Trung Quốc và Nga đều nằm trong phạm vi dễ dàng bị các lực lượng Mỹ tấn công. Ở châu Âu, các xe tăng của Mỹ đặt tại các quốc gia Baltic chỉ cách Moskva khoảng 385 dặm.

Ở Thái Bình Dương, căn cứ của Hạm đội 7 của Mỹ được đặt tại Nhật Bản, ngoài hàng nghìn binh sĩ Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc. Những tài sản quân sự này nằm trong phạm vi tấn công lý tưởng bờ biển, trung tâm kinh tế và nơi sinh sống đông đúc của Trung Quốc.

Cả Nga và Trung Quốc đều coi Mỹ và các đồng minh của nước này đang tìm cách kiềm chế nỗ lực bảo vệ các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với họ.

Sự tương đồng của Trung Quốc và Nga chưa dừng lại ở đó. Cả hai quốc gia này trước kia đều là những đế quốc nhưng xem mình là nạn nhân của các cường quốc phương Tây vì bị làm mất thể diện quốc gia. Nếu xét đến điều này, việc Trung Quốc và Nga mong muốn hợp tác với nhau là điều có thể hiểu được.

Vậy Nga và Trung Quốc phải giành được thứ gì đó từ sự tăng cường hợp tác này? Có phải sự thống trị toàn cầu tuyệt đối của họ trước Mỹ hay không? Tôi không tin điều đó.

Cả hai quốc gia này đều thừa hưởng quan điểm chính sách thực dụng nhất. Mục tiêu hợp tác của Nga và Trung Quốc là để làm đối trọng quyền bá chủ toàn cầu và giảm bớt phạm vi ảnh hưởng của Mỹ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an ninh cho họ.

Không quốc gia nào có lợi từ việc Mỹ rút khỏi hoàn toàn vũ đài thế giới, nhưng cả hai có nhiều thứ để giành được nếu họ có thể thách thức sự ưu việt của Mỹ. Quả thực, vẫn có nhiều điểm bất đồng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc, đặc biệt là các quốc gia Trung Á vốn ở sân sau truyền thống của Nga mà Trung Quốc ngày càng tăng cường can dự thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Tuy nhiên, người ta có thể cho rằng khu vực Trung Á là kết quả hữu hình nhất của mối quan hệ đồng minh Trung-Nga. Cả hai có thể hưởng lợi từ sự phát triển của khu vực này, trong khi hợp tác an ninh và đấu tranh chống khủng bố giúp yểm trợ cho các chế độ thân thiện và luôn coi mối đe dọa hồi giáo cực đoan tiềm tàng là mối lo ngại nghiêm trọng đối với cả hai nước.

Có những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc và Nga đang nhìn thấy những lợi ích khi làm việc cùng nhau. Quân đội hai nước thường xuyên tổ chức tập trận quân sự chung, đáng chú ý nhất là cuộc tập trận Vostok 2018 với sự tham gia của 3.500 binh sỹ Trung Quốc.

Dù đầu tư kinh tế còn chậm chạp nhưng thời gian gần đây Trung Quốc và Nga đã đánh tín hiệu mong muốn thúc đẩy kinh tế ở khu vực biên giới chung của hai nước.

Tháng 9/2018, Ủy ban Cố vấn Kinh doanh Nga-Trung đã thông báo một mục tiêu đầy tham vọng về các dự án phát triển và đầu tư trị giá 100 triệu USD.

Chắc chắn, hai nước vẫn sẽ có những căng thẳng. Theo các báo cáo, cuộc tập trận Vostok đã thất bại do các tàu hải quân của Nga bị theo dõi bởi một tàu do thám Trung Quốc và tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc vốn sử dụng công nghệ của Nga và được mua từ Ukraine.

Những vụ việc này không nên làm phân tán xu hướng rộng hơn đang xuất hiện, cả những vấn đề an ninh khó xử ở các sườn phía Đông và phía Tây của hai quốc gia này. Tình trạng tiến thoãi lưỡng nan đã trở nên cấp thiết hơn bởi những trừng phạt và áp thuế của Mỹ.

Khi sự thù địch của Mỹ và phương Tây đối với Nga và Trung Quốc gia tăng, nó sẽ tiếp tục đẩy hai nước Nga và Trung Quốc xích lại và hợp tác gần gũi hơn. Trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1990, chiến lược tổng quát của Mỹ là nhằm làm đối trọng với hai cường quốc này.

Cả Nga và Trung Quốc đã giành được nhiều thứ thông qua can dự với Mỹ hơn là họ làm việc với nhau.

Hơn 2 thập kỷ qua, điều này đã thay đổi. Vì vậy, có lẽ câu hỏi hiện nay là nên hay không nếu Trung Quốc và Nga hình thành một liên minh, và kể cả họ đã là liên minh thì mối quan hệ đó có thể phát triển mạnh mẽ như thế nào trong tương lai?

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục