Trung Quốc phóng vệ tinh hỗ trợ khám phá vùng tối của Mặt Trăng

Trung Quốc đã phóng vệ tinh Cầu Ô Thước lên quỹ đạo nhằm kết nối liên lạc giữa trạm kiểm soát ở mặt đất với tàu thám hiểm Hằng Nga 4 dự kiến sẽ đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng vào cuối năm nay.
Trung Quốc phóng vệ tinh hỗ trợ khám phá vùng tối của Mặt Trăng ảnh 1Vệ tinh viễn thông Cầu Ô Thước được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 4C. (Nguồn: NASA)

Sáng 21/5, Trung Quốc đã phóng vệ tinh viễn thông Cầu Ô Thước (Queqiao) lên quỹ đạo, nhằm kết nối liên lạc giữa trạm kiểm soát ở mặt đất với tàu thám hiểm Hằng Nga 4 dự kiến sẽ đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng vào cuối năm nay để khám phá những bí ẩn ở khu vực không thể quan sát từ Trái Đất này.

Vệ tinh Cầu Ô Thước được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương thuộc tỉnh Tứ Xuyên lúc 5 giờ 28 phút sáng (giờ địa phương) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 4C. Đây là sứ mệnh thứ 275 trong lịch sử hoạt động của các tên lửa đẩy Trường Chinh.

Ông Zhang Lihua, Chủ nhiệm dự án vệ tinh Cầu Ô Thước, nêu rõ: "Việc phóng vệ tinh này là một bước quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu vũ trụ lên thám hiểm vùng tối của Mặt Trăng."

[Trung Quốc phóng thành công vệ tinh viễn thông mới lên quỹ đạo]

Khoảng 25 phút sau khi được phóng lên, vệ tinh Cầu Ô Thước đã tách khỏi tên lửa Trường Chinh 4C và đi vào quỹ đạo giữa Trái Đất và Mặt Trăng, với khoảng cách gần hành tinh chúng ta nhất là 200km và khoảng cách xa nhất là khoảng 400.000km. Những tấm pin Mặt Trời và các ăngten truyền thông tin cũng đã được triển khai.

Theo tính toán, vệ tinh Cầu Ô Thước sẽ đi vào quầng sáng xung quanh điểm Lagrangian 2 trong quỹ đạo giữa Trái Đất và Mặt Trời, cách hành tinh chúng ta khoảng 455.000km. Nếu thành công, đây sẽ là vệ tinh liên lạc đầu tiên trên thế giới hoạt động tại quỹ đạo này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.