Tờ Thời báo Tài chính (Anh) cho rằng Trung Quốc đang sử dụng lợi thế có kho dự trữ 3,2 tỷ USD để tăng cường sự hiện diện về kinh tế tại Đông Âu, nơi các khoản đầu tư của Tây Âu đã chiếm lĩnh suốt hơn hai thập kỷ qua, trong bối cảnh các nhà đầu tư Tây Âu đang phải đối mặt với cuộc chiến dập ngọn lửa khủng hoảng nợ công lan rộng.
Phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Warszawa nhân chuyến thăm Ba Lan cuối tháng trước Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ đầu tư 10 tỷ USD cho các dự án đầu tư chung vào ngành công nghệ và cơ sở hạ tầng của Đông Âu.
Ngay sau chuyến công du Đông Âu của ông Ôn Gia Bảo là chuyến thăm của Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tại Mátxcơva, ông Lý Khắc Cường đã ký 27 thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD với các công ty, trong đó có Olge Deripaska's Rusal và Gazprombank.
Tại Hungary, ông Lý Khắc Cường đã ký thêm 7 thỏa thuận nữa, trong đó có khoản tín dụng 1 tỷ USD cho các dự án, trong đó có một dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng nối tới sân bay Buđapét.
Các khoản đầu tư không chỉ dừng lại ở đó. COSCO, người khổng lồ về vận tải đường biển của Trung Quốc, đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc đầu tư 1 tỷ USD phát triển cảng Adriatic tại Rijeka, Crôatia.
Trong khi đó, tỷ phú nông nghiệp Oleg Baskamatyuk của Ucraina đang tiếp tục đàm phán về một khoản đầu tư lớn từ Sinomach, nhà sản xuất máy móc của Trung Quốc.
Các chuyến thăm mới đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy cách tiếp cận chiến lược hơn của Bắc Kinh khi đầu tư vào Đông Âu, nơi mà sự tiếp cận của các doanh nghiệp Trung Quốc cho tới nay vẫn chậm chạp.
Sự quan tâm của Trung Quốc tới Đông Âu tới khá muộn sau khi nước này đã đổ tiền vào các khoản đầu tư khai thác tài nguyên tại Trung Á và châu Phi.
Tuy nhiên, Trung và Đông Âu có nhiều sự quyến rũ: thuế thấp, lực lượng lao động học vấn cao trong khi lương tại các nhà máy chỉ bằng 1/5 tại Đức, và cơ hội tiếp cận vào thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU).
Điều đó khiến Đông Âu trở thành đầu cầu lý tưởng để tiến vào một EU rộng lớn hơn. Đó chính là những gì mà các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung và Lucky Goldstar tại Ba Lan và Kia tại Slovakia, đã và đang thực hiện bấy lâu.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ tiến nhanh như thế nào để vượt qua mô hình đầu tư ban đầu mà nước này ưa thích là đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng nhà nước thông qua các tập đoàn xây dựng được hỗ trợ vốn vay rẻ từ các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc./.
Phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp ở Warszawa nhân chuyến thăm Ba Lan cuối tháng trước Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ đầu tư 10 tỷ USD cho các dự án đầu tư chung vào ngành công nghệ và cơ sở hạ tầng của Đông Âu.
Ngay sau chuyến công du Đông Âu của ông Ôn Gia Bảo là chuyến thăm của Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tại Mátxcơva, ông Lý Khắc Cường đã ký 27 thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD với các công ty, trong đó có Olge Deripaska's Rusal và Gazprombank.
Tại Hungary, ông Lý Khắc Cường đã ký thêm 7 thỏa thuận nữa, trong đó có khoản tín dụng 1 tỷ USD cho các dự án, trong đó có một dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng nối tới sân bay Buđapét.
Các khoản đầu tư không chỉ dừng lại ở đó. COSCO, người khổng lồ về vận tải đường biển của Trung Quốc, đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc đầu tư 1 tỷ USD phát triển cảng Adriatic tại Rijeka, Crôatia.
Trong khi đó, tỷ phú nông nghiệp Oleg Baskamatyuk của Ucraina đang tiếp tục đàm phán về một khoản đầu tư lớn từ Sinomach, nhà sản xuất máy móc của Trung Quốc.
Các chuyến thăm mới đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy cách tiếp cận chiến lược hơn của Bắc Kinh khi đầu tư vào Đông Âu, nơi mà sự tiếp cận của các doanh nghiệp Trung Quốc cho tới nay vẫn chậm chạp.
Sự quan tâm của Trung Quốc tới Đông Âu tới khá muộn sau khi nước này đã đổ tiền vào các khoản đầu tư khai thác tài nguyên tại Trung Á và châu Phi.
Tuy nhiên, Trung và Đông Âu có nhiều sự quyến rũ: thuế thấp, lực lượng lao động học vấn cao trong khi lương tại các nhà máy chỉ bằng 1/5 tại Đức, và cơ hội tiếp cận vào thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU).
Điều đó khiến Đông Âu trở thành đầu cầu lý tưởng để tiến vào một EU rộng lớn hơn. Đó chính là những gì mà các doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung và Lucky Goldstar tại Ba Lan và Kia tại Slovakia, đã và đang thực hiện bấy lâu.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ tiến nhanh như thế nào để vượt qua mô hình đầu tư ban đầu mà nước này ưa thích là đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng nhà nước thông qua các tập đoàn xây dựng được hỗ trợ vốn vay rẻ từ các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc./.
Lê Dương (TTXVN)