Cơ quan công an tại 12 tỉnh, thành của Trung Quốc vừa triệt phá một mạng lưới sản xuất và tiêu thụ rượu giả lớn trong một chiến dịch tập trung, được thực hiện dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Công an Trung Quốc.
Qua chiến dịch này, công an Trung Quốc đã phát hiện một khối lượng lớn rượu giả, nhãn mác giả, liên quan tới 19 băng nhóm tội phạm, 97 cơ sở sản xuất, tiêu thụ và bắt giữ 184 nghi can.
Trong chiến dịch này, các cơ quan công an đã thu giữ 14.000 chai rượu giả thuộc các loại nhãn mác có uy tín trên thị trường như “Mao Đài,” “Ngũ lương dịch,” “Kiếm Nam xuân” và hàng triệu nhãn mác giả.
Số rượu giả trên nếu được tung ra thị trường và tiêu thụ trót lọt sẽ thu về hơn 3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 476 triệu USD).
Cục điều tra tội phạm kinh tế Bộ Công an Trung Quốc cho biết xét từ chiến dịch chuyên án này, tội phạm sản xuất tiêu thụ rượu giả ở Trung Quốc hiện nay có một số đặc điểm nổi bật là có hệ thống sản xuất chuyên nghiệp hoàn chỉnh; có nhiều loại nhãn mác, đặc biệt là những nhãn mác đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường hiện nay; hệ thống giao dịch ngầm rất nhộn nhịp, đã hình thành một loại hình “kinh tế đen.”
Cơ quan công an của 12 tỉnh thành nói trên, bao gồm Chiết Giang, Thiên Tân, Phúc Kiến, Giang Tô, Sơn Đông, Hồ Bắc, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hà Nam, An Huy, Giang Tây và Hải Nam, đang tiếp tục điều tra nhằm phát hiện những manh mối liên quan./.
Qua chiến dịch này, công an Trung Quốc đã phát hiện một khối lượng lớn rượu giả, nhãn mác giả, liên quan tới 19 băng nhóm tội phạm, 97 cơ sở sản xuất, tiêu thụ và bắt giữ 184 nghi can.
Trong chiến dịch này, các cơ quan công an đã thu giữ 14.000 chai rượu giả thuộc các loại nhãn mác có uy tín trên thị trường như “Mao Đài,” “Ngũ lương dịch,” “Kiếm Nam xuân” và hàng triệu nhãn mác giả.
Số rượu giả trên nếu được tung ra thị trường và tiêu thụ trót lọt sẽ thu về hơn 3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 476 triệu USD).
Cục điều tra tội phạm kinh tế Bộ Công an Trung Quốc cho biết xét từ chiến dịch chuyên án này, tội phạm sản xuất tiêu thụ rượu giả ở Trung Quốc hiện nay có một số đặc điểm nổi bật là có hệ thống sản xuất chuyên nghiệp hoàn chỉnh; có nhiều loại nhãn mác, đặc biệt là những nhãn mác đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường hiện nay; hệ thống giao dịch ngầm rất nhộn nhịp, đã hình thành một loại hình “kinh tế đen.”
Cơ quan công an của 12 tỉnh thành nói trên, bao gồm Chiết Giang, Thiên Tân, Phúc Kiến, Giang Tô, Sơn Đông, Hồ Bắc, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hà Nam, An Huy, Giang Tây và Hải Nam, đang tiếp tục điều tra nhằm phát hiện những manh mối liên quan./.
(TTXVN/Vietnam+)