Trung tâm Quản lý khủng hoảng kêu gọi cần xử lý dữ liệu tốt hơn để giảm tác động của COVID-19 ở Malaysia

KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ngày 9 tháng 9 năm 2021 – Báo cáo gần đây do Trung tâm Quản lý khủng hoảng (Crisis Management Centre) thực hiện đã chỉ ra một số lỗ hổng trong phản ứng quan trọng đối với những người bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch […]

KUALA LUMPUR, MALAYSIA – Media OutReach – Ngày 9 tháng 9 năm 2021 – Báo cáo gần đây do Trung tâm Quản lý khủng hoảng (Crisis Management Centre) thực hiện đã chỉ ra một số lỗ hổng trong phản ứng quan trọng đối với những người bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch COVID-19.

Nghiên cứu có tiêu đề “Consolidated Data Analysis of Malaysia’s Kita Jaga Kita Movement” (tạm dịch: Phân tích dữ liệu hợp nhất của Phong trào Kita Jaga Kita của Malaysia” được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu công khai từ 3 ứng dụng hàng đầu được phát triển để tạo điều kiện hỗ trợ trực tiếp từ cộng đồng cho các cá nhân và gia đình. Trong khoảng thời gian 2 tuần vào đầu tháng 8 năm nay, dữ liệu từ 478 hộ gia đình được thu thập từ 3 ứng dụng Kita Jaga Co, Sambal SOS và MyBendera. Điều này được tăng cường thêm một nghiên cứu điển hình chi tiết từ 39 hộ gia đình ở khu vực Titiwangsa đã được nhận hỗ trợ.

Ông Nordin Abdullah, Người sáng lập của Trung tâm Quản lý khủng hoảng cho biết: “Bằng cách tổng hợp dữ liệu có sẵn công khai từ các nguồn khác nhau này vào một cơ sở dữ liệu, nghiên cứu đã xác định một số xu hướng đáng báo động. Nghiên cứu này cho thấy, cần phải sử dụng nhiều hơn dữ liệu do cộng đồng và mạng xã hội tạo ra để cung cấp thông tin cho việc thiết kế các chương trình ứng phó quan trọng. Ngoài ra, chúng tôi cần cung cấp dữ liệu biểu mẫu khác trước đây được chỉ định không dành cho tiêu dùng công cộng để khuyến khích các giải pháp nguồn mở”.

Ông Nordin Abdullah cho biết thêm: “Các ứng dụng này quan trọng ở chỗ chúng đại diện cho bước đầu tiên trong “thế hệ dữ liệu theo định hướng cộng đồng” có thể ứng phó với vấn đề ảnh hưởng đến các cá nhân và gia đình trong xã hội rộng lớn hơn. Là một cách tiếp cận chiến lược, cần phải tích hợp hiệu quả các tập dữ liệu này cùng với các dữ liệu thời gian thực khác. Sau khi được lập bản đồ và gắn thẻ địa lý, dữ liệu này có thể được các bên liên quan xử lý theo cách siêu cục bộ và ở cấp độ cao hơn. Các quyết định tốt hơn được đưa ra với dữ liệu tốt hơn”.

Nghiên cứu cho thấy, các gia đình và cá nhân cần hỗ trợ về thực phẩm (46,1%) và nhu cầu chăm sóc trẻ em (21,5%), trong khi hỗ trợ thuê nhà chiếm 31,5% các yêu cầu. Theo dữ liệu trên mạng xã hội, phản ứng của cộng đồng và thể chế chủ yếu tập trung vào thực phẩm và chăm sóc trẻ em khi chúng được giao bằng hiện vật. Điều này đã cho thấy một khoảng trống đáng kể trong phản ứng.

Ông Nordin Abdullah lý giải: “Báo cáo nhấn mạnh một vấn đề quan trọng đáng quan tâm “khoảng trống cho thuê” có thể có tác động lớn hơn đến sức khỏe tâm thần so với chúng ta mong đợi. Theo lý thuyết của Maslow về Hệ thống phân cấp nhu cầu, nơi trú ẩn ở chân kim tự tháp là cần thiết để một cá nhân để cảm thấy an toàn. Cần có một nỗ lực phối hợp để giải quyết vấn đề này”.

Được biết, ông Nordin Abdullah hiện cũng là thành viên Ban chấp hành của Hội đồng Kinh doanh Malaysia Australia.

Kết quả nghiên cứu lặp lại quan điểm này với 67,7% số người tự công bố mức độ căng thẳng, trước khi nhận được hỗ trợ là “rất căng thẳng”. Báo cáo cũng cho biết, cần phải tăng cường hiểu biết thông qua nghiên cứu sức khỏe tâm thần, trong khi nền kinh tế nhiều nước đang có dấu hiệu phục hồi, thì tác động lâu dài về mặt tâm thần của hai năm phải liện tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để đối phó với đại dịch COVID-19 sẽ có tác động lan sang Malaysia sau đại dịch.

Là người có đóng góp vào những hiểu biết chiến lược và khuyến nghị của báo cáo, ông Rizal Kamaruzzaman, Giám đốc điều hành của Tindakan Strategi Sdn nhận xét: “Cần phải phát triển một cách tiếp cận toàn diện hướng tới truyền thông hiệu quả. Cuộc khủng hoảng này làm tăng số lượng người bị đẩy xuống dưới ngưỡng khó khăn cần được hỗ trợ, dữ liệu cũng chỉ ra rằng, có tới 76,9% những người cần được hỗ trợ lại không phải là người được nhận hỗ trợ từ chương trình viện trợ. Điều này có nghĩa là trong một cuộc khủng hoảng, các con số đều thay đổi và phản ứng cần phải linh hoạt”.

Báo cáo đã được đăng qua trang LinkedIn của Trung tâm Quản lý khủng hoảng.

Liên kết đến Báo cáo: https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:6836630572102758400

Thông tin về the Crisis Management Centre (Trung tâm Quản lý khủng hoảng)

Trung tâm Quản lý khủng hoảng được thành lập bởi Glenreagh Sdn. Bhd để trao quyền cho các cá nhân, tập đoàn và chính phủ nhằm đối phó một cách hiệu quả với tất cả các khía cạnh của khủng hoảng.

Trung tâm Quản lý khủng hoảng có thể trợ giúp các cá nhân, tập đoàn và chính phủ với một loạt các dịch vụ từ đào tạo trước khủng hoảng và quản lý rủi ro đến quản lý giữa khủng hoảng bao gồm thông tin liên lạc về khủng hoảng và sự tham gia của các bên liên quan. Quản lý sau khủng hoảng ngày càng trở nên quan trọng vì nó cho phép công chúng và những người bị ảnh hưởng kể về những gì đã xảy ra cho mọi người thấy về những trải nghiệm thực tế. Trên cơ sở đó, mọi người có thêm kinh nghiệm và bài học về cách ứng phó với khủng hoảng.

#CrisisManagementCentre

Tin cùng chuyên mục