Ngày 9/4 tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược truyền thông về phòng chống phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam.”
Hội thảo là một trong những nội dung của Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng của Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.
Chủ trì và phát biểu tại hội thảo, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, việc xây dựng chiến lược truyền thông về phòng chống phơi nhiễm chất da cam/dioxin nhằm nâng cao chất lượng thông tin về tác hại của chất da cam/dioxin, các nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe của con người cũng như những biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân sống gần các điểm nóng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kế Sơn cũng nêu lên những yêu cầu đối với việc xây dựng chiến lược truyền thông trong phòng tránh phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam như cần đánh giá chi tiết, khách quan về thực trạng ô nhiễm chất da cam/dioxin, chiến lược truyền thông phải có cơ sở pháp lý rõ ràng và có các giải pháp tích cực để thực hiện.
Tại hội thảo, các đại biểu đã cũng các chuyên gia của Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng của Việt Nam” đánh giá về thực trạng ô nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam; vấn đề da cam/dioxin trên các phương tiện thông tin, truyền thông; các khảo sát về hiểu biết, thái đô, hành vi của nhóm liên quan về phòng phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng về dioxin. Các đại biểu đã tập trung thảo luận và góp ý kiến nhằm xây dựng chiến lược truyền thông về phòng chống phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam.
Với hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó chủ yếu là chất da cam, chứa ít nhất 366 kg dioxin, cuộc chiến tranh chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh chất diệt cỏ lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Các công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Việt Nam và một số nhà khoa học nước ngoài thực hiện, trong đó có công trình nghiên cứu dịch tễ học ở hơn 47.000 cựu chiến binh đã khẳng định cơ cấu, tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt các bệnh ung thư, tai biến sinh sản, di tật bẩm sinh ở thế hệ con và cháu của những người có tiền sử phơi nhiễm chất da cam cao hơn hẳn so với nhóm không tiếp xúc với chất da cam.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện thấy một số biến đổi gen, nhiễm sắc thể, proteine, suy giảm miễn dịch ở những người có tiền sử phơi nhiễm chất da cam và có nồng độ dioxin cao trong máu. dioxin có trong chất da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ người khuyết tật ở Việt Nam rất cao./.
Hội thảo là một trong những nội dung của Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng của Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.
Chủ trì và phát biểu tại hội thảo, phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, việc xây dựng chiến lược truyền thông về phòng chống phơi nhiễm chất da cam/dioxin nhằm nâng cao chất lượng thông tin về tác hại của chất da cam/dioxin, các nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe của con người cũng như những biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân sống gần các điểm nóng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kế Sơn cũng nêu lên những yêu cầu đối với việc xây dựng chiến lược truyền thông trong phòng tránh phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam như cần đánh giá chi tiết, khách quan về thực trạng ô nhiễm chất da cam/dioxin, chiến lược truyền thông phải có cơ sở pháp lý rõ ràng và có các giải pháp tích cực để thực hiện.
Tại hội thảo, các đại biểu đã cũng các chuyên gia của Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng của Việt Nam” đánh giá về thực trạng ô nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam; vấn đề da cam/dioxin trên các phương tiện thông tin, truyền thông; các khảo sát về hiểu biết, thái đô, hành vi của nhóm liên quan về phòng phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng về dioxin. Các đại biểu đã tập trung thảo luận và góp ý kiến nhằm xây dựng chiến lược truyền thông về phòng chống phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam.
Với hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó chủ yếu là chất da cam, chứa ít nhất 366 kg dioxin, cuộc chiến tranh chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh chất diệt cỏ lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Các công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Việt Nam và một số nhà khoa học nước ngoài thực hiện, trong đó có công trình nghiên cứu dịch tễ học ở hơn 47.000 cựu chiến binh đã khẳng định cơ cấu, tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt các bệnh ung thư, tai biến sinh sản, di tật bẩm sinh ở thế hệ con và cháu của những người có tiền sử phơi nhiễm chất da cam cao hơn hẳn so với nhóm không tiếp xúc với chất da cam.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện thấy một số biến đổi gen, nhiễm sắc thể, proteine, suy giảm miễn dịch ở những người có tiền sử phơi nhiễm chất da cam và có nồng độ dioxin cao trong máu. dioxin có trong chất da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ người khuyết tật ở Việt Nam rất cao./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)