40 tập phim "Những thiên thần áo trắng" do Lê Hoàng biên kịch và đạo diễn đã từng được khán giả VTV3 kỳ vọng. Phim xây dựng một lớp 12A gồm những học sinh rất thông minh, cá tính. Đặc biệt nhất là sự gia nhập lớp học ấy của July Miu, một cô bé sống ở Anh quốc theo cha về nước.
Thế nhưng, những gì diễn ra trong các tập phim được phát sóng trên truyền hình đã làm cả học sinh, phụ huynh và các thày cô giáo đi từ ngỡ ngàng đến... bức xúc.
Bất hợp lý
Lớp học được xây dựng bởi các thành viên năng động, sáng tạo, đòi hỏi thầy cô và nhà trường phải đổi mới theo. Đây là một ý tưởng mới mẻ, táo bạo, hứa hẹn phim giàu kịch tính, cuốn hút. Nhưng bộ phim đã có rất nhiều điểm để người xem thắc mắc.
Đơn cử như tên phim là “Thiên thần áo trắng” thì tại sao lại đưa ra hàng loạt các nữ sinh và cả nam sinh mặc áo màu hồng. Vì không thể bắt hàng chục triệu khán giả xem truyền hình cùng phải hiểu áo trắng chỉ có giá trị tượng trưng…
Phân tích kỹ thì trang phục này đã vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về váy đồng phục nữ sinh vốn bắt buộc phải dài qua đầu gối.
Hay việc thiếu diễn viên đến mức để cho lớp học chỉ có số học sinh bằng 2 tổ của lớp ngoài đời thực. Các môn học thì chỉ ròng rã quay đi quay lại có hai môn là văn và lý.
Bao trùm bộ phim là những lời thoại hết sức… bất hợp lý. Cách giải quyết các vấn đề học đường rất xa rời nhà trường hôm nay. Có lẽ khó chấp nhận được cách dạy và học theo như tác giả phim đưa ra.
Không biết do vô tình hay cố ý mà ở một số tập, phim có cách giải quyết không ăn nhập với vấn đề nêu ra. Phim chê bai cách dạy đọc - chép, nhưng thay vì chứng minh phương pháp này không hiệu quả, phim lại chứng minh rằng học sinh không cần thầy cô vẫn có thể tự học hoàn toàn.
Cụ thể là July Miu dù liên tục không được vào các giờ vật lý vẫn có thể làm bài dễ dàng. Không những thế, ở đây còn xuất hiện thái độ đấu tranh đến mức một mất một còn với thầy cô. Thầy giáo dạy lý bị buộc thôi việc âm thầm ra đi. Học sinh thì đắc thắng và được bạn bè chúc mừng. Sau đó mấy học trò lại xúc động tìm đến xem thầy lao động phơi bánh tráng tại nhà…
Và “đo ván”
Đặc biệt đến những ngày này, khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra thì đúng là “Những thiên thần áo trắng” hoàn toàn “đo ván”. Không thể coi việc học sinh khước từ tác phẩm văn học trong sách giáo khoa là đổi mới. Nhân vật July Miu dám phát biểu thẳng thừng trong mấy tập phim là không thích bài “Sóng” nên không học bài này.
Cô giáo dạy văn (do Mỹ Duyên thể hiện) tuy căng thẳng, nước mắt lưng tròng nhưng cũng “ngộ” ra học sinh của mình có… lý. Cô giáo cho July Miu đọc bài khác. Em này chọn bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng say sưa đọc và nói cảm nhận của mình.
July Miu được điểm 10. Một sự vô lý đến khó chấp nhận. Có đổi mới đến đâu cũng không bao giờ nên có chuyện giáo viên yêu cầu đọc thuộc bài thơ A, học sinh lại chê và thích đọc bài thơ B. Theo chương trình Ngữ văn 12 thì bài thơ “Tây Tiến” đã học trước bài “Sóng” hàng tháng.
Một khán giả đồng thời là phụ huynh thắc mắc: Tôi không hiểu sao một học sinh cãi cô giáo, chê bài trong chương trình và làm sai hẳn yêu cầu về bài học lại được tán dương?
Các cô giáo dạy văn xem thì buồn lắm vì thấy rằng hình như người làm phim đã quên việc nếu không nhớ dẫn chứng thì học sinh không thể học được môn văn.
Đặc biệt, những người yêu thơ hẳn sẽ rất chạnh lòng. Vì với họ, thơ Xuân Quỳnh chân thành, nồng hậu là thế bỗng bị để một nữ sinh lớp 12 “tuyên chiến” với cô giáo dạy văn: “Đơn giản là em không thích bài thơ ấy”.
Vậy mà, ngày 2.6.2010, hơn một triệu thí sinh trên cả nước vừa tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đã cầm đề bài chính thức của môn Ngữ Văn (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề) đã có đoạn thơ trong bài mà July Miu kiên quyết không thích ấy!
Bất ngờ cho tác giả phim, bất ngờ bởi một sự ngẫu nhiên mà như “nhắc nhở” người làm phim, đó là đề thi văn quốc gia năm nay ra đã ra một đoạn thơ trong bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh bị “kỳ thị” trong "Những thiên thần áo trắng."
Thử hỏi đây là việc cần suy nghĩ của những người làm phim hay người ra đề văn?
Thế mới hay, phim ảnh và đời sống nếu bất đồng hành thì cũng buồn lắm thay!
Thế nhưng, những gì diễn ra trong các tập phim được phát sóng trên truyền hình đã làm cả học sinh, phụ huynh và các thày cô giáo đi từ ngỡ ngàng đến... bức xúc.
Bất hợp lý
Lớp học được xây dựng bởi các thành viên năng động, sáng tạo, đòi hỏi thầy cô và nhà trường phải đổi mới theo. Đây là một ý tưởng mới mẻ, táo bạo, hứa hẹn phim giàu kịch tính, cuốn hút. Nhưng bộ phim đã có rất nhiều điểm để người xem thắc mắc.
Đơn cử như tên phim là “Thiên thần áo trắng” thì tại sao lại đưa ra hàng loạt các nữ sinh và cả nam sinh mặc áo màu hồng. Vì không thể bắt hàng chục triệu khán giả xem truyền hình cùng phải hiểu áo trắng chỉ có giá trị tượng trưng…
Phân tích kỹ thì trang phục này đã vi phạm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về váy đồng phục nữ sinh vốn bắt buộc phải dài qua đầu gối.
Hay việc thiếu diễn viên đến mức để cho lớp học chỉ có số học sinh bằng 2 tổ của lớp ngoài đời thực. Các môn học thì chỉ ròng rã quay đi quay lại có hai môn là văn và lý.
Bao trùm bộ phim là những lời thoại hết sức… bất hợp lý. Cách giải quyết các vấn đề học đường rất xa rời nhà trường hôm nay. Có lẽ khó chấp nhận được cách dạy và học theo như tác giả phim đưa ra.
Không biết do vô tình hay cố ý mà ở một số tập, phim có cách giải quyết không ăn nhập với vấn đề nêu ra. Phim chê bai cách dạy đọc - chép, nhưng thay vì chứng minh phương pháp này không hiệu quả, phim lại chứng minh rằng học sinh không cần thầy cô vẫn có thể tự học hoàn toàn.
Cụ thể là July Miu dù liên tục không được vào các giờ vật lý vẫn có thể làm bài dễ dàng. Không những thế, ở đây còn xuất hiện thái độ đấu tranh đến mức một mất một còn với thầy cô. Thầy giáo dạy lý bị buộc thôi việc âm thầm ra đi. Học sinh thì đắc thắng và được bạn bè chúc mừng. Sau đó mấy học trò lại xúc động tìm đến xem thầy lao động phơi bánh tráng tại nhà…
Và “đo ván”
Đặc biệt đến những ngày này, khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa diễn ra thì đúng là “Những thiên thần áo trắng” hoàn toàn “đo ván”. Không thể coi việc học sinh khước từ tác phẩm văn học trong sách giáo khoa là đổi mới. Nhân vật July Miu dám phát biểu thẳng thừng trong mấy tập phim là không thích bài “Sóng” nên không học bài này.
Cô giáo dạy văn (do Mỹ Duyên thể hiện) tuy căng thẳng, nước mắt lưng tròng nhưng cũng “ngộ” ra học sinh của mình có… lý. Cô giáo cho July Miu đọc bài khác. Em này chọn bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng say sưa đọc và nói cảm nhận của mình.
July Miu được điểm 10. Một sự vô lý đến khó chấp nhận. Có đổi mới đến đâu cũng không bao giờ nên có chuyện giáo viên yêu cầu đọc thuộc bài thơ A, học sinh lại chê và thích đọc bài thơ B. Theo chương trình Ngữ văn 12 thì bài thơ “Tây Tiến” đã học trước bài “Sóng” hàng tháng.
Một khán giả đồng thời là phụ huynh thắc mắc: Tôi không hiểu sao một học sinh cãi cô giáo, chê bài trong chương trình và làm sai hẳn yêu cầu về bài học lại được tán dương?
Các cô giáo dạy văn xem thì buồn lắm vì thấy rằng hình như người làm phim đã quên việc nếu không nhớ dẫn chứng thì học sinh không thể học được môn văn.
Đặc biệt, những người yêu thơ hẳn sẽ rất chạnh lòng. Vì với họ, thơ Xuân Quỳnh chân thành, nồng hậu là thế bỗng bị để một nữ sinh lớp 12 “tuyên chiến” với cô giáo dạy văn: “Đơn giản là em không thích bài thơ ấy”.
Vậy mà, ngày 2.6.2010, hơn một triệu thí sinh trên cả nước vừa tham dự kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đã cầm đề bài chính thức của môn Ngữ Văn (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề) đã có đoạn thơ trong bài mà July Miu kiên quyết không thích ấy!
Bất ngờ cho tác giả phim, bất ngờ bởi một sự ngẫu nhiên mà như “nhắc nhở” người làm phim, đó là đề thi văn quốc gia năm nay ra đã ra một đoạn thơ trong bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh bị “kỳ thị” trong "Những thiên thần áo trắng."
Thử hỏi đây là việc cần suy nghĩ của những người làm phim hay người ra đề văn?
Thế mới hay, phim ảnh và đời sống nếu bất đồng hành thì cũng buồn lắm thay!
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)