Tưng bừng khai mạc Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội 2015

Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội năm 2015 sẽ diễn ra các hoạt động hấp dẫn như múa sư tử, các hoạt động văn hóa, văn nghệ của thiếu nhi và trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội 2015 ảnh 1Rước đèn Trung Thu trên phố Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Tối 13/9, Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội 2015 do Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức đã tưng bừng diễn ra.

Lễ hội Trung Thu diễn ra không gian rộng, gồm chợ Trung Thu Hàng Mã, khu vực cửa chính chợ Đồng Xuân, kết hợp với tuyến phố đi bộ Hàng Đào-Đồng Xuân-Hàng Giấy và các điểm di sản văn hóa tại phố cổ Hà Nội.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, quận Hoàn Kiếm tổ chức nhiều hoạt động phục vụ các em thiếu nhi, tạo sự sôi động, hấp dẫn cho lễ hội.

Lễ khai mạc tổ chức vào tối 13/9 tại khu vực trước cửa chợ Đồng Xuân, gồm các hoạt động múa sư tử, tổ chức các gian hàng, quầy hàng trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm phục vụ Tết Trung Thu, các hoạt động văn hóa, văn nghệ của thiếu nhi, trao học bổng cho trẻ em nghèo có thành tích học tập.

Đêm hội trò chơi dân gian diễn ra vào tối 18/9 tại khu vực trước cửa chợ Đồng Xuân nhằm giới thiệu, hướng dẫn và tổ chức cho thiếu nhi được chơi các trò chơi dân gian.

Dự án này do một nhóm giảng viên, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Dự án này do một nhóm giảng viên, sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Cả gian phòng của Bảo tàng Mỹ thuật không còn một chỗ trống.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Cả gian phòng của Bảo tàng Mỹ thuật không còn một chỗ trống.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các em nhỏ tập trung thành từng nhóm và được hướng dẫn viên của nhóm hướng dẫn cách sử dụng màu và vẽ mặt nạ của mình.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các em nhỏ tập trung thành từng nhóm và được hướng dẫn viên của nhóm hướng dẫn cách sử dụng màu và vẽ mặt nạ của mình.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Hình ảnh mặt nạ thỏ ngọc tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa, cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Hình ảnh mặt nạ thỏ ngọc tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa, cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Chương trình thu hút cả những em nhỏ người nước ngoài đến tham gia.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Chương trình thu hút cả những em nhỏ người nước ngoài đến tham gia.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)

Cậu bé người Pháp say sưa thể hiện tài hội họa của mình. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Cậu bé người Pháp say sưa thể hiện tài hội họa của mình. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các em nhỏ sử dụng rất nhiều sơn vẽ sao cho mặt nạ đó được sinh động, hấp dẫn nhất.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các em nhỏ sử dụng rất nhiều sơn vẽ sao cho mặt nạ đó được sinh động, hấp dẫn nhất.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Cậu bé William ​'góp ý' với chị sau khi đã hoàn thành chiếc mặt nạ của mình.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Cậu bé William ​'góp ý' với chị sau khi đã hoàn thành chiếc mặt nạ của mình.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các nghệ nhân bồi những lớp giấy bản chồng lên nhau bằng hồ nếp để tạo ra một chiếc mặt nạ vừa nhẹ, vừa cứng.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các nghệ nhân bồi những lớp giấy bản chồng lên nhau bằng hồ nếp để tạo ra một chiếc mặt nạ vừa nhẹ, vừa cứng.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Bé Trung ở Thanh Xuân Bắc háo hức khi được tự tay bồi giấy. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Bé Trung ở Thanh Xuân Bắc háo hức khi được tự tay bồi giấy. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Kết thúc chương trình, mỗi bé đều có thể đem một chiếc mặt nạ của mình về chơi Trung thu.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Kết thúc chương trình, mỗi bé đều có thể đem một chiếc mặt nạ của mình về chơi Trung thu.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các mặt nạ được giải của ban tổ chức sẽ được bán để ủng hộ các bạn nhỏ Suối Bau.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các mặt nạ được giải của ban tổ chức sẽ được bán để ủng hộ các bạn nhỏ Suối Bau.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho các bé, nhưng thực chất ở mỗi hình tượng được làm lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho các bé, nhưng thực chất ở mỗi hình tượng được làm lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)

Liên hoan múa lân, sư tử quận Hoàn Kiếm diễn ra vào tối 19/9 tại khu vực trước cửa chợ Đồng Xuân. Mỗi phường lựa chọn một đội tuyển có ít nhất 10 người trở lên để thi trình diễn.

Đêm hội rằm Trung Thu phố cổ diễn ra tối 26/9 tại trước cửa chợ Đồng Xuân. Đêm hội gồm thi bày cỗ Trung Thu, thi rước đèn, vui phá cỗ trông Trăng của thiếu nhi, các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, xiếc, võ thuật thiếu nhi.

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa Tết Trung Thu cổ truyền ​được tổ chức tại các điểm di sản văn hóa trên địa bàn quận: ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, đình Kim Ngân 42-44 Hàng Bạc, trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ...

Các địa điểm đó sẽ trưng bày, giới thiệu tư liệu hình ảnh về Tết Trung Thu cổ truyền, hướng dẫn làm các đồ chơi dân gian truyền thống như: đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy, cua, thỏ, diều, tò he, mặt nạ…, tổ chức cho thiếu nhi vui Tết Trung Thu. Thời gian từ ngày 18-25/9.

Theo ông Dương Đức Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm: “Lễ hội Trung Thu phố cổ là nét đẹp văn hóa truyền thống của quận Hoàn Kiếm được duy trì thường xuyên vào dịp Tết Trung Thu hàng năm. Thông qua đó, thể hiện sự quan tâm, chăm lo đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em thiếu nhi.”

Lễ hội kết thúc ngày 26/9 (tức ngày 14/8 âm lịch)./. 

Vào những ngày này, về thôn Định Quán, bạn sẽ thấy nhiều người làm khuôn bánh, tiếng đục vang khắp nơi. Bác Trần Văn Bản là một trong những người có thâm niên làm khuôn bánh trong thôn.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Vào những ngày này, về thôn Định Quán, bạn sẽ thấy nhiều người làm khuôn bánh, tiếng đục vang khắp nơi. Bác Trần Văn Bản là một trong những người có thâm niên làm khuôn bánh trong thôn.(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Đầu tiên, người thợ phải tạo hình khuôn lên tấm gỗ. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Đầu tiên, người thợ phải tạo hình khuôn lên tấm gỗ. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Sau đó, họ sẽ dùng cưa vanh cắt theo hình dáng khuôn bánh. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Sau đó, họ sẽ dùng cưa vanh cắt theo hình dáng khuôn bánh. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Phần cán cầm được tiện tròn để người thợ làm bánh cầm chắc tay. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Phần cán cầm được tiện tròn để người thợ làm bánh cầm chắc tay. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Tạo hình cho khuôn bánh theo mẫu của người đặt. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Tạo hình cho khuôn bánh theo mẫu của người đặt. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Với mỗi loại khuôn, mỗi hình mẫu thì lại sử dụng các dụng cụ đục đẽo khác nhau sao cho phù hợp. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Với mỗi loại khuôn, mỗi hình mẫu thì lại sử dụng các dụng cụ đục đẽo khác nhau sao cho phù hợp. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Theo những nghệ nhân trong làng, để làm được một khuôn bánh cần phải trải qua nhiều công đoạn. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Theo những nghệ nhân trong làng, để làm được một khuôn bánh cần phải trải qua nhiều công đoạn. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh thường là gỗ xà cừ hoặc gỗ thị, dễ đục và bền, ít bị mối mọt và giá thành hợp lý. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh thường là gỗ xà cừ hoặc gỗ thị, dễ đục và bền, ít bị mối mọt và giá thành hợp lý. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh truyền thống tuy lợi nhuận và số lượng bán không nhiều bằng khuôn nhựa nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh truyền thống tuy lợi nhuận và số lượng bán không nhiều bằng khuôn nhựa nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh với tạo hình truyền thống. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh với tạo hình truyền thống. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh với tạo hình truyền thống. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh với tạo hình truyền thống. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh cách điệu với hình Doraemon, Trư Bát Giới. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh cách điệu với hình Doraemon, Trư Bát Giới. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh loại nhỏ có giá dao động từ 100.000 tới 300.000 đồng mỗi chiếc. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Khuôn bánh loại nhỏ có giá dao động từ 100.000 tới 300.000 đồng mỗi chiếc. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục