Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như độ tuổi kết hôn, độ tuổi sinh đẻ ngày càng cao, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và áp lực tâm lý, số lượng cặp vợ chồng vô sinh ngày càng gia tăng rõ nét.
Giáo sư Kiều Kiệt, thuộc Trung tâm y học sinh sản, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết trên toàn cầu cứ 10 cặp vợ chồng có một cặp gặp phải vấn đề vô sinh hoặc sinh con muộn. Hơn nữa tỷ lệ này ngày càng có xu thế tăng lên.
Một cuộc điều tra cho thấy ngày càng nhiều nữ công chức lựa chọn tuổi sinh đẻ giới hạn phạm vi từ 30 đến 35 tuổi. Tuy nhiên, theo giáo sư Kiều Kiệt, xét về khả năng sinh đẻ, tuổi tác là nhân tố rất quan trọng.
Hiện nay nhiều phụ nữ mải mê sự nghiệp nên đã kéo dài tuổi hôn nhân và tuổi sinh đẻ. Một số phụ nữ xuất hiện triệu chứng lão hóa sớm như sức khỏe yếu, thậm chí không có kinh. Đến lúc này nếu muốn có con, khả năng sinh đẻ đã giảm xuống rõ rệt.
Xét về mặt ưu sinh học, tuổi sinh đẻ lý tưởng của nữ giới là từ 25 đến 28 tuổi. Sau tuổi 30 số lượng trứng có chất lượng tốt sẽ dần dần giảm đi.
Sau tuổi 35 chức năng buồng trứng bắt đầu suy thoái, trứng bị lão hóa, xác suất mắc cách bệnh về sai lệch vị trí màng trong tử cung, bệnh viêm vùng chậu ngày càng gia tăng. Đây là những nhân tố gây ra bệnh vô sinh.
Theo giáo sư Kiều Kiệt để tránh hiện tượng vô sinh các cặp vợ chồng cần phải né tránh các nhân tố nguy cơ cao dẫn đến vô sinh, tính toán tuổi sinh đẻ hợp lý. Khi xuất hiện triệu chứng vô sinh cần phải nhanh chóng đến các trung tâm y tế sinh sản chính quy.
Ngoài ra, các bác sỹ cần phải tiến hành công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho những nhóm người kết hôn muộn và sinh con muộn, đồng thời cung cấp cho những người mắc bệnh vô sinh những kiến thức khoa học liên qua đến việc điều trị căn bệnh này./.
Giáo sư Kiều Kiệt, thuộc Trung tâm y học sinh sản, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết trên toàn cầu cứ 10 cặp vợ chồng có một cặp gặp phải vấn đề vô sinh hoặc sinh con muộn. Hơn nữa tỷ lệ này ngày càng có xu thế tăng lên.
Một cuộc điều tra cho thấy ngày càng nhiều nữ công chức lựa chọn tuổi sinh đẻ giới hạn phạm vi từ 30 đến 35 tuổi. Tuy nhiên, theo giáo sư Kiều Kiệt, xét về khả năng sinh đẻ, tuổi tác là nhân tố rất quan trọng.
Hiện nay nhiều phụ nữ mải mê sự nghiệp nên đã kéo dài tuổi hôn nhân và tuổi sinh đẻ. Một số phụ nữ xuất hiện triệu chứng lão hóa sớm như sức khỏe yếu, thậm chí không có kinh. Đến lúc này nếu muốn có con, khả năng sinh đẻ đã giảm xuống rõ rệt.
Xét về mặt ưu sinh học, tuổi sinh đẻ lý tưởng của nữ giới là từ 25 đến 28 tuổi. Sau tuổi 30 số lượng trứng có chất lượng tốt sẽ dần dần giảm đi.
Sau tuổi 35 chức năng buồng trứng bắt đầu suy thoái, trứng bị lão hóa, xác suất mắc cách bệnh về sai lệch vị trí màng trong tử cung, bệnh viêm vùng chậu ngày càng gia tăng. Đây là những nhân tố gây ra bệnh vô sinh.
Theo giáo sư Kiều Kiệt để tránh hiện tượng vô sinh các cặp vợ chồng cần phải né tránh các nhân tố nguy cơ cao dẫn đến vô sinh, tính toán tuổi sinh đẻ hợp lý. Khi xuất hiện triệu chứng vô sinh cần phải nhanh chóng đến các trung tâm y tế sinh sản chính quy.
Ngoài ra, các bác sỹ cần phải tiến hành công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho những nhóm người kết hôn muộn và sinh con muộn, đồng thời cung cấp cho những người mắc bệnh vô sinh những kiến thức khoa học liên qua đến việc điều trị căn bệnh này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)