Ông Vũ Văn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết trong quá trình khảo sát, thăm dò trên sông Lô, tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện xác một chiếc tàu chìm dưới lòng sông Lô, tại địa phận thôn Phúc Lộc, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang.
Chiếc tàu chìm cách bờ sông Lô địa phận thôn Phúc Lộc, xã An Khang khoảng 15m.
Tàu có chiều dài 41m, rộng 8,8m, cao 2m, đóng bằng gỗ, phía ngoài bọc các lá đồng mỏng, hình dáng con tàu còn nguyên vẹn không biến dạng. Trong tàu có năm chiếc đèn dầu hỏa bằng đồng, bóng thủy tinh.
Theo kết quả giám định của Hội đồng giám định cổ vật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đây là chiếc tàu vận tải chở hàng bằng gỗ bọc đồng, chạy bằng hơi nước có niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số đèn chiếu sáng của tàu được sản xuất tại Anh và Đức.
Con tàu này liên quan tới cuộc khai thác thuộc địa của Pháp lần thứ nhất hoặc có liên quan đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Tuyên Quang.
Loại tàu này hiện còn rất hiếm ở Việt Nam và trên thế giới, có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu về lịch sử ngành đóng tàu, loại hình tàu, cũng như về văn hóa, lịch sử giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Hiện, tỉnh Tuyên Quang đang giao cho các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn tuyệt đối xác con tàu trên, đồng thời xây dựng phương án trục vớt để đưa về Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang trưng bày và bảo quản lâu dài./.
Chiếc tàu chìm cách bờ sông Lô địa phận thôn Phúc Lộc, xã An Khang khoảng 15m.
Tàu có chiều dài 41m, rộng 8,8m, cao 2m, đóng bằng gỗ, phía ngoài bọc các lá đồng mỏng, hình dáng con tàu còn nguyên vẹn không biến dạng. Trong tàu có năm chiếc đèn dầu hỏa bằng đồng, bóng thủy tinh.
Theo kết quả giám định của Hội đồng giám định cổ vật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đây là chiếc tàu vận tải chở hàng bằng gỗ bọc đồng, chạy bằng hơi nước có niên đại khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số đèn chiếu sáng của tàu được sản xuất tại Anh và Đức.
Con tàu này liên quan tới cuộc khai thác thuộc địa của Pháp lần thứ nhất hoặc có liên quan đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Tuyên Quang.
Loại tàu này hiện còn rất hiếm ở Việt Nam và trên thế giới, có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu về lịch sử ngành đóng tàu, loại hình tàu, cũng như về văn hóa, lịch sử giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Hiện, tỉnh Tuyên Quang đang giao cho các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn tuyệt đối xác con tàu trên, đồng thời xây dựng phương án trục vớt để đưa về Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang trưng bày và bảo quản lâu dài./.
Vũ Quang Đán (TTXVN)