Khi sự nghiệp trong ngành công nghệ cao ở Đài Loan sắp kết thúc, Max Fang đang chuyển hướng sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là giúp xây dựng một nền điện ảnh cạnh tranh cho hòn đảo này.
Vì mục tiêu đó, ông Fang, 60 tuổi, Chủ tịch hãng Maxima Capital Investment đang điều hành Quỹ văn hóa TC-1 vừa công bố thành lập một quỹ đầu tư lớn cho các dự án điện ảnh và truyền hình.
Ông Fang nói: “Mục tiêu của tôi là xây dựng một Hollywood cho người nói tiếng Hoa.”
Quỹ này được đầu tư 270 triệu Đài tệ (9 triệu USD) và có tầm nhìn tổng thể về cả hướng đi của nền kinh tế Đài Loan trong những năm tới.
Đài Loan đã rất thành công trong ngành công nghệ thông tin những năm vừa qua, nhưng sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt và Fang cho rằng đã tới lúc nghĩ về những hướng đi mới.
“Đài Loan đã trở thành một trong những trung tâm giải trí Hoa ngữ, đó là vị thế khó thách thức,” Fang nói, “và khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên giàu có, nhu cầu phim ảnh, truyền hình và ca nhạc cũng sẽ tăng. Đó chắc chắn là một khuynh hướng rõ ràng từ đại lục.”
Ý tưởng của Fang đã thuyết phục được nhiều người và những nhà đầu tư vào quỹ của ông có cả John Hsuan - cựu chủ tịch hãng sản xuất con chip lớn thứ hai thế giới United Microelectronics Corp, và Stan Shih - người sáng lập hãng bán lẻ máy tính Acer.
Quỹ này cho thấy những thay đổi trong dài hạn của nền kinh tế Đài Loan, vốn xuất phát từ một nền sản xuất dựa vào nông nghiệp vài thập kỷ trước, đang thịnh vượng với nền sản xuất công nghiệp chế tạo, rồi chuyển sang công nghệ cao, và cuối cùng là dịch vụ.
Đài Loan cũng rất mạnh trong các lĩnh như âm nhạc hay điện ảnh, có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người nói tiếng Hoa ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
Ngôi sao Châu Kiệt Luân có thể coi là ví dụ tiêu biểu của thành công trong công nghệ giải trí tại Đài Loan, được coi là Justin Bieber của châu Á.
Điện ảnh cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và các nhà đầu tư trên hòn đảo này đang mạnh tay tái dựng lại những bộ phim lịch sử kinh điển như "Warriors of the Rainbow: Seediq Bale" đã ra mắt vào tháng 9/2011 mà Fang hy vọng sẽ là mở đầu cho một thời đại mới của điện ảnh Đài Loan.
Quỹ của ông đã đầu tư tổng cộng 40 triệu Đài tệ vào hai sản phẩm hợp tác Đài-Trung lên sóng vào tháng Một "The Soul of Bread" và "Perfect Two."
Fang nói, ông rất hy vọng "The Soul of Bread" với ngôi sao Michelle Chen (Trần Nghiên Hy), được coi là người phụ nữ đáng mơ ước nhất Đài Loan trong vai thợ bánh ở một nhà hàng Pháp.
“Chúng tôi không ngờ Michelle Chen lại trở nên nổi tiếng như thế sau khi phim được trình chiếu,” Fang nói.
Ông còn đầu tư mạnh tay vào các lĩnh vực văn hóa khác với 20 quỹ tương tự ở Đài Loan, mỗi quỹ có số vốn không dưới 200 triệu Đài tệ.
Liang Liang, một nhà phân tích điện ảnh kỳ cựu cho rằng, ngành công nghiệp phim Đài Loan chưa bao giờ ở vị trí tốt như hiện nay để xâm chiếm thị trường đại lục, hiện là một trong năm thị trường lớn nhất thế giới.
“Những nhà làm phim ở Hong Kong đã tập trung sự chú ý vào thị trường đại lục nhiều năm qua bằng cách cùng hợp tác sản xuất với các hãng phim Trung Quốc, nhưng họ vẫn còn tự hạn chế mình,” Liang Liang nói, “Ngược lại, các bộ phim do Đài Loan sản xuất đang đi đúng đường và hoàn toàn tự do.”
Tuy nhiên, thách thức không phải là nhỏ dù sự lạc quan là có thật. Ông Fang cho biết, “năm tới sẽ là cực kỳ quan trọng không chỉ đối với chúng tôi, mà cho tất cả những quỹ đầu tư trong ngành này. Nếu không đạt được mục tiêu, nhiều quỹ sẽ đổ vỡ."
Theo thống kê của chính quyền, hiện giờ, ngành công nghiệp điện ảnh Đài Loan chỉ là hạt cát so với lĩnh vực công nghệ ở hòn đảo này.
Trong 11 tháng tính đến tháng 11/2011, doanh số bán vé của các phim do Đài Loan sản xuất vào khoảng 700 triệu Đài tệ (23,17 triệu USD). Còn theo Market Intelligence Centre - một tổ chức chuyên thống kê ngành công nghệ, doanh số của ngành công nghệ ở Đài Loan trong năm 2010 là 121,2 tỷ Đài tệ./.
Vì mục tiêu đó, ông Fang, 60 tuổi, Chủ tịch hãng Maxima Capital Investment đang điều hành Quỹ văn hóa TC-1 vừa công bố thành lập một quỹ đầu tư lớn cho các dự án điện ảnh và truyền hình.
Ông Fang nói: “Mục tiêu của tôi là xây dựng một Hollywood cho người nói tiếng Hoa.”
Quỹ này được đầu tư 270 triệu Đài tệ (9 triệu USD) và có tầm nhìn tổng thể về cả hướng đi của nền kinh tế Đài Loan trong những năm tới.
Đài Loan đã rất thành công trong ngành công nghệ thông tin những năm vừa qua, nhưng sự cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt và Fang cho rằng đã tới lúc nghĩ về những hướng đi mới.
“Đài Loan đã trở thành một trong những trung tâm giải trí Hoa ngữ, đó là vị thế khó thách thức,” Fang nói, “và khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên giàu có, nhu cầu phim ảnh, truyền hình và ca nhạc cũng sẽ tăng. Đó chắc chắn là một khuynh hướng rõ ràng từ đại lục.”
Ý tưởng của Fang đã thuyết phục được nhiều người và những nhà đầu tư vào quỹ của ông có cả John Hsuan - cựu chủ tịch hãng sản xuất con chip lớn thứ hai thế giới United Microelectronics Corp, và Stan Shih - người sáng lập hãng bán lẻ máy tính Acer.
Quỹ này cho thấy những thay đổi trong dài hạn của nền kinh tế Đài Loan, vốn xuất phát từ một nền sản xuất dựa vào nông nghiệp vài thập kỷ trước, đang thịnh vượng với nền sản xuất công nghiệp chế tạo, rồi chuyển sang công nghệ cao, và cuối cùng là dịch vụ.
Đài Loan cũng rất mạnh trong các lĩnh như âm nhạc hay điện ảnh, có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người nói tiếng Hoa ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
Ngôi sao Châu Kiệt Luân có thể coi là ví dụ tiêu biểu của thành công trong công nghệ giải trí tại Đài Loan, được coi là Justin Bieber của châu Á.
Điện ảnh cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và các nhà đầu tư trên hòn đảo này đang mạnh tay tái dựng lại những bộ phim lịch sử kinh điển như "Warriors of the Rainbow: Seediq Bale" đã ra mắt vào tháng 9/2011 mà Fang hy vọng sẽ là mở đầu cho một thời đại mới của điện ảnh Đài Loan.
Quỹ của ông đã đầu tư tổng cộng 40 triệu Đài tệ vào hai sản phẩm hợp tác Đài-Trung lên sóng vào tháng Một "The Soul of Bread" và "Perfect Two."
Fang nói, ông rất hy vọng "The Soul of Bread" với ngôi sao Michelle Chen (Trần Nghiên Hy), được coi là người phụ nữ đáng mơ ước nhất Đài Loan trong vai thợ bánh ở một nhà hàng Pháp.
“Chúng tôi không ngờ Michelle Chen lại trở nên nổi tiếng như thế sau khi phim được trình chiếu,” Fang nói.
Ông còn đầu tư mạnh tay vào các lĩnh vực văn hóa khác với 20 quỹ tương tự ở Đài Loan, mỗi quỹ có số vốn không dưới 200 triệu Đài tệ.
Liang Liang, một nhà phân tích điện ảnh kỳ cựu cho rằng, ngành công nghiệp phim Đài Loan chưa bao giờ ở vị trí tốt như hiện nay để xâm chiếm thị trường đại lục, hiện là một trong năm thị trường lớn nhất thế giới.
“Những nhà làm phim ở Hong Kong đã tập trung sự chú ý vào thị trường đại lục nhiều năm qua bằng cách cùng hợp tác sản xuất với các hãng phim Trung Quốc, nhưng họ vẫn còn tự hạn chế mình,” Liang Liang nói, “Ngược lại, các bộ phim do Đài Loan sản xuất đang đi đúng đường và hoàn toàn tự do.”
Tuy nhiên, thách thức không phải là nhỏ dù sự lạc quan là có thật. Ông Fang cho biết, “năm tới sẽ là cực kỳ quan trọng không chỉ đối với chúng tôi, mà cho tất cả những quỹ đầu tư trong ngành này. Nếu không đạt được mục tiêu, nhiều quỹ sẽ đổ vỡ."
Theo thống kê của chính quyền, hiện giờ, ngành công nghiệp điện ảnh Đài Loan chỉ là hạt cát so với lĩnh vực công nghệ ở hòn đảo này.
Trong 11 tháng tính đến tháng 11/2011, doanh số bán vé của các phim do Đài Loan sản xuất vào khoảng 700 triệu Đài tệ (23,17 triệu USD). Còn theo Market Intelligence Centre - một tổ chức chuyên thống kê ngành công nghệ, doanh số của ngành công nghệ ở Đài Loan trong năm 2010 là 121,2 tỷ Đài tệ./.
Hải Minh (AFP/Vietnam+)