Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.
Kỹ sư Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết Trung tâm đã cung ứng hơn 200.000 kg lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận 1 cho năng suất vượt trội so các giống lúa truyền thống từ 500-1.200kg/ha.
Hiện nay, ở U Minh Hạ có 4.800 ha trong tổng số 54.000 ha đất sản xuất lúa cho năng suất bình quân đạt 5-5,5 tấn/ha, có phẩm chất gạo tốt.
Cơ cấu giống lúa sản xuất ở U Minh hạ thích nghi với điều kiện trũng, nhiễm phèn, nhiễm mặn, ít nhiễm bệnh đạo ôn. Xu hướng của tỉnh là chọn giống lúa đạt nâng suất cao trên 5 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và chất lượng lúa đạt quy chuẩn quốc gia với số lượng 1.000-1.200 tấn/năm.
U Minh Hạ thuộc vùng đất trũng, nhiễm phèn, có nơi bị nhiễm mặn; do vậy, việc cơ cấu và bố trí giống lúa sản xuất phải phù hợp với điều kiện hệ sinh thái từng vùng đất. Cụ thể, vùng đất ít nhiễm phèn, mặn quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ/năm được bố trí giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt và có tính ổn định như OM 6161, OM 6162, OM 4900, OM 6600, OM 7347, OM 5451, OM 5472, OM 6932.
Vùng đất bị nhiễm phèn nặng được bố trí giống lúa chịu điều kiện khó khăn cho năng suất cao như OM 6976, OM 6677, OM 8923, OM 2517, Basmati.
Vùng đất nhiễm mặn quy hoạch sản xuất một vụ lúa và một vụ tôm/năm được bố trí giống lúa chịu mặn tốt cho năng suất khá như OM 6976, OM 2517, OM 5629, OM 6916, OM 6904, OM 6677, lúa lai BT1, PAC 837, giống một bụi đỏ CM, một bụi lùn CM phục tráng.
Tùy theo điều kiện sinh thái mà các địa phương chỉ nên chọn 2-3 giống lúa khuyến cáo đạt năng suất cao, có chất lượng gạo tốt để sản xuất thành những vùng tập trung phát triển cánh đồng mẫu lớn, nhằm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Tỉnh Cà Mau quy hoạch diện tích 50ha đất xây dựng Trại giống lúa tại xã Khánh Lâm, huyện U Minh để thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm và nhân giống lúa chất lượng tốt.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau quy hoạch đồng ruộng; đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, nhà kho, nhà sấy lúa giống, nhà sàng lọc lúa và xây dựng hệ thống điện, đường giao thông. Mặc dù tỉnh đã quy hoạch hệ thống thủy lợi khá cơ bản ở U Minh Hạ, nhưng lại thiếu hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 và hệ thống thủy nông nội đồng.
Theo kỹ sư Phạm Văn Mịch, việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi không những có tác dụng ngăn mặn, giữ ngọt mà còn giúp nông dân chủ động tiêu úng, sổ phèn trên đồng ruộng để cây lúa phát triển tốt.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng tỉnh cần có dự án khuyến khích hoặc đầu tư tín dụng cho hợp tác xã nông nghiệp, nhằm hỗ trợ nông dân tự mua sắm máy cày, máy gặt...từng bước đưa công nghệ sau thu hoạch vào phát triển sản xuất nông nghiệp ở U Minh Hạ./.
Kỹ sư Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết Trung tâm đã cung ứng hơn 200.000 kg lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận 1 cho năng suất vượt trội so các giống lúa truyền thống từ 500-1.200kg/ha.
Hiện nay, ở U Minh Hạ có 4.800 ha trong tổng số 54.000 ha đất sản xuất lúa cho năng suất bình quân đạt 5-5,5 tấn/ha, có phẩm chất gạo tốt.
Cơ cấu giống lúa sản xuất ở U Minh hạ thích nghi với điều kiện trũng, nhiễm phèn, nhiễm mặn, ít nhiễm bệnh đạo ôn. Xu hướng của tỉnh là chọn giống lúa đạt nâng suất cao trên 5 tấn/ha, phẩm chất gạo tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và chất lượng lúa đạt quy chuẩn quốc gia với số lượng 1.000-1.200 tấn/năm.
U Minh Hạ thuộc vùng đất trũng, nhiễm phèn, có nơi bị nhiễm mặn; do vậy, việc cơ cấu và bố trí giống lúa sản xuất phải phù hợp với điều kiện hệ sinh thái từng vùng đất. Cụ thể, vùng đất ít nhiễm phèn, mặn quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ/năm được bố trí giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt và có tính ổn định như OM 6161, OM 6162, OM 4900, OM 6600, OM 7347, OM 5451, OM 5472, OM 6932.
Vùng đất bị nhiễm phèn nặng được bố trí giống lúa chịu điều kiện khó khăn cho năng suất cao như OM 6976, OM 6677, OM 8923, OM 2517, Basmati.
Vùng đất nhiễm mặn quy hoạch sản xuất một vụ lúa và một vụ tôm/năm được bố trí giống lúa chịu mặn tốt cho năng suất khá như OM 6976, OM 2517, OM 5629, OM 6916, OM 6904, OM 6677, lúa lai BT1, PAC 837, giống một bụi đỏ CM, một bụi lùn CM phục tráng.
Tùy theo điều kiện sinh thái mà các địa phương chỉ nên chọn 2-3 giống lúa khuyến cáo đạt năng suất cao, có chất lượng gạo tốt để sản xuất thành những vùng tập trung phát triển cánh đồng mẫu lớn, nhằm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Tỉnh Cà Mau quy hoạch diện tích 50ha đất xây dựng Trại giống lúa tại xã Khánh Lâm, huyện U Minh để thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm và nhân giống lúa chất lượng tốt.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau quy hoạch đồng ruộng; đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, nhà kho, nhà sấy lúa giống, nhà sàng lọc lúa và xây dựng hệ thống điện, đường giao thông. Mặc dù tỉnh đã quy hoạch hệ thống thủy lợi khá cơ bản ở U Minh Hạ, nhưng lại thiếu hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 và hệ thống thủy nông nội đồng.
Theo kỹ sư Phạm Văn Mịch, việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi không những có tác dụng ngăn mặn, giữ ngọt mà còn giúp nông dân chủ động tiêu úng, sổ phèn trên đồng ruộng để cây lúa phát triển tốt.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng tỉnh cần có dự án khuyến khích hoặc đầu tư tín dụng cho hợp tác xã nông nghiệp, nhằm hỗ trợ nông dân tự mua sắm máy cày, máy gặt...từng bước đưa công nghệ sau thu hoạch vào phát triển sản xuất nông nghiệp ở U Minh Hạ./.
Kim Há (TTXVN)