Tiếp tục phiên họp thứ ba, sáng 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại.
Đối với dự án Luật Tố cáo, Chủ nhiệm Ủy Pháp luật của Quốc hội, Phan Trung Lý đã nên lên 2 vấn đề còn có ý kiến khác nhau là chủ thể tố cáo (khoản 4 Điều 2) và về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại (khoản 1, Điều 19).
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cho phép thể hiện các quy định của dự thảo Luật theo hướng chỉ công dân có quyền tố cáo như đề nghị của Chính phủ mà không mở rộng quyền tố cáo cho cơ quan, tổ chức.
Vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng nếu cho phép cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo, sẽ có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến cơ chế, cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo.
Mặt khác, các cơ quan, tổ chức được tổ chức và hoạt động theo những cơ chế, nguyên tắc khác nhau với quy mô khác nhau; có cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng, có cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ tập thể.
Bên cạnh đó, tuy Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành không quy định quyền tố cáo của cơ quan, tổ chức, song vẫn có cơ chế khác để các cơ quan, tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như thông qua việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tin báo về tội phạm…); trong nhiều trường hợp đây còn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tán thành với quy định về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng khi tiếp nhận tố cáo theo bất cứ hình thức nào, cơ quan có thẩm quyền đều phải tiến hành việc xem xét, đánh giá bước đầu các thông tin về người tố cáo và nội dung tố cáo như đối với đơn tố cáo hiện nay. Tố cáo bằng hình thức thư điện tử, fax, điện thoại hiện đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng.
Trên thực tế, một số hình thức như tố cáo qua điện thoại (đường dây nóng) đang được áp dụng tại nhiều cơ quan, tổ chức và phát huy hiệu quả tốt. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị đối với nội dung này cần phải có hướng dẫn thực hiện cụ thể để đảm bảo tính khả thi của pháp luật, đồng thời xử lý được nếu phát sinh vi phạm.
Tiếp thu ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo cần có hướng dẫn cụ thể hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax... tránh việc lợi dụng việc tố cáo không đúng sự thật, mạo danh, giả danh.
Thời gian còn lại của buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Khiếu nại. Về nội dung này Ủy ban Pháp luật nêu lên ba vấn đề còn có ý kiến khác nhau, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 và Điều 3); về khiếu nại đông người (khoản 4 Điều 8); về tiếp công dân (Chương V).
Các đại biểu tập trung phân tích, thảo luận 2 phương án được nêu ra đối với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật Khiếu nại.
Phương án 1 đề nghị được giữ phạm vi điều chỉnh của Luật như dự thảo là “Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước” (Điều 1 của dự thảo Luật).
Phương án 2 là mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật khiếu nại, theo đó công dân được quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mọi cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó, cụ thể “Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó; khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tổ chức tiếp công dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý và giải quyết khiếu nại.”
Thường trực Ủy ban pháp luật cho biết, qua thảo luận ở các Đoàn đại biểu Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị quy định phạm vi điều chỉnh của Luật theo hướng mở rộng phạm vi điểu chỉnh như phương án 2 được nêu trong dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Thường trực Ủy ban pháp luật tán thành với loại ý kiến này vì việc mở rộng phạm vi là để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 74 Hiến pháp); bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật tố tụng hành chính và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước đều quy định theo hướng mở đối với mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức, cá nhân.
Nếu Luật khiếu nại tiếp tục quy định giao cơ quan, tổ chức ra văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình như quy định của pháp luật hiện hành thì trên thực tế thời gian qua chưa có cơ quan, tổ chức nào hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình.
Mặt khác, nếu các cơ quan, tổ chức hướng dẫn sẽ có thể dẫn tới tình trạng mỗi cơ quan, tổ chức sẽ hướng dẫn một cách khác nhau và dẫn tới tình trạng thực hiện pháp luật không thống nhất.
Về khiếu nại đông người, Thường trực Ủy ban pháp luật đánh giá đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đã và đang xảy ra trên thực tế cần phải có quy định để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý. Do đó đề nghị cho bổ sung vào dự thảo một số điều quy định về thụ lý trường hợp khiếu nại nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người khiếu nại cùng gửi chung đơn hoặc nhiều người trực tiếp đến để khiếu nại (khoản 4 Điều 8), quy định về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người (khoản 2 Điều 30).
Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện, trình dự án Luật với Quốc hội./.
Đối với dự án Luật Tố cáo, Chủ nhiệm Ủy Pháp luật của Quốc hội, Phan Trung Lý đã nên lên 2 vấn đề còn có ý kiến khác nhau là chủ thể tố cáo (khoản 4 Điều 2) và về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại (khoản 1, Điều 19).
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cho phép thể hiện các quy định của dự thảo Luật theo hướng chỉ công dân có quyền tố cáo như đề nghị của Chính phủ mà không mở rộng quyền tố cáo cho cơ quan, tổ chức.
Vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng nếu cho phép cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo, sẽ có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến cơ chế, cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo.
Mặt khác, các cơ quan, tổ chức được tổ chức và hoạt động theo những cơ chế, nguyên tắc khác nhau với quy mô khác nhau; có cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng, có cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ tập thể.
Bên cạnh đó, tuy Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành không quy định quyền tố cáo của cơ quan, tổ chức, song vẫn có cơ chế khác để các cơ quan, tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như thông qua việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tin báo về tội phạm…); trong nhiều trường hợp đây còn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tán thành với quy định về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng khi tiếp nhận tố cáo theo bất cứ hình thức nào, cơ quan có thẩm quyền đều phải tiến hành việc xem xét, đánh giá bước đầu các thông tin về người tố cáo và nội dung tố cáo như đối với đơn tố cáo hiện nay. Tố cáo bằng hình thức thư điện tử, fax, điện thoại hiện đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng.
Trên thực tế, một số hình thức như tố cáo qua điện thoại (đường dây nóng) đang được áp dụng tại nhiều cơ quan, tổ chức và phát huy hiệu quả tốt. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị đối với nội dung này cần phải có hướng dẫn thực hiện cụ thể để đảm bảo tính khả thi của pháp luật, đồng thời xử lý được nếu phát sinh vi phạm.
Tiếp thu ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo cần có hướng dẫn cụ thể hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax... tránh việc lợi dụng việc tố cáo không đúng sự thật, mạo danh, giả danh.
Thời gian còn lại của buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Khiếu nại. Về nội dung này Ủy ban Pháp luật nêu lên ba vấn đề còn có ý kiến khác nhau, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 và Điều 3); về khiếu nại đông người (khoản 4 Điều 8); về tiếp công dân (Chương V).
Các đại biểu tập trung phân tích, thảo luận 2 phương án được nêu ra đối với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật Khiếu nại.
Phương án 1 đề nghị được giữ phạm vi điều chỉnh của Luật như dự thảo là “Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước” (Điều 1 của dự thảo Luật).
Phương án 2 là mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật khiếu nại, theo đó công dân được quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mọi cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó, cụ thể “Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó; khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tổ chức tiếp công dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý và giải quyết khiếu nại.”
Thường trực Ủy ban pháp luật cho biết, qua thảo luận ở các Đoàn đại biểu Quốc hội, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị quy định phạm vi điều chỉnh của Luật theo hướng mở rộng phạm vi điểu chỉnh như phương án 2 được nêu trong dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Thường trực Ủy ban pháp luật tán thành với loại ý kiến này vì việc mở rộng phạm vi là để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 74 Hiến pháp); bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật tố tụng hành chính và Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước đều quy định theo hướng mở đối với mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức, cá nhân.
Nếu Luật khiếu nại tiếp tục quy định giao cơ quan, tổ chức ra văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình như quy định của pháp luật hiện hành thì trên thực tế thời gian qua chưa có cơ quan, tổ chức nào hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình.
Mặt khác, nếu các cơ quan, tổ chức hướng dẫn sẽ có thể dẫn tới tình trạng mỗi cơ quan, tổ chức sẽ hướng dẫn một cách khác nhau và dẫn tới tình trạng thực hiện pháp luật không thống nhất.
Về khiếu nại đông người, Thường trực Ủy ban pháp luật đánh giá đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đã và đang xảy ra trên thực tế cần phải có quy định để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý. Do đó đề nghị cho bổ sung vào dự thảo một số điều quy định về thụ lý trường hợp khiếu nại nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người khiếu nại cùng gửi chung đơn hoặc nhiều người trực tiếp đến để khiếu nại (khoản 4 Điều 8), quy định về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người (khoản 2 Điều 30).
Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện, trình dự án Luật với Quốc hội./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)