UNCLOS chi phối việc sử dụng, khai thác đại dương

Liên hợp quốc khẳng định lại tầm quan trọng của công ước UNCLOS trong vai trò chi phối việc sử dụng biển và đại dương trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 14/3, nhân kỷ niệm lần thứ 30ngày mở sổ ký Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), Liên hợp quốc đãkhẳng định lại tầm quan trọng thiết yếu không thể thay thế của công ước nàytrong vai trò chi phối việc sử dụng biển và đại dương, cũng như khai thác cácnguồn tài nguyên trên đại dương.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề pháp lý đồng thời là Cố vấn luậtpháp của Liên hợp quốc, bà Patricia O’Brien, cho biết UNCLOSđã có hiệu lực quốc tế vào ngày 16/11/1994 sau khi được 60 nước phê chuẩn.

Bànhấn mạnh UNCLOS chi phối tất cả các khía cạnh của không gian biển và đại dương,từ phân định đường biên giới trên biển, các quy chế môi trường, nghiên cứu khoahọc, thương mại đến giải quyết những tranh chấp quốc tế liên quan đến biển vàđại dương, quy định chế độ bình đẳng và trật tự chi phối tất cả việc sử dụngbiển và đại dương trên toàn cầu. UNCLOS bắt đầu từ tiền đề rằng các vấn đề khônggian đại dương có liên quan hữu cơ với nhau và vì vậy, cần được xem xét trongmột tổng thể chung.

Tuy nhiên, bà Patricia O’Brien nhấn mạnh cũng như một câu lạc bộ, các nước cần gia nhập để chiasẻ đầy đủ các lợi ích của nó, UNCLOS và các hiệp ước khác về đại dương chỉ manglại các quyền cho các nước tham gia và chấp nhận những nghĩa vụ ghi trong cácvăn kiện này.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc vừa gửi thư cho 34 nước chưa phê chuẩnCông ước, trong đó kêu gọi các nước này nhanh chóng phê chuẩn để tham gia Côngước. 162 nước tham gia UNCLOS có nghĩa vụ bảo vệ và duy trì môi trường biển vàđại dương, cùng hợp tác khu vực và quốc tế để thực hiện những quy chế và tiêuchuẩn liên quan đến việc sử dụng các biển và đại dương của thế giới.

Các nướctham gia Công ước có quyền hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học và đánh cáở ngoài khu vực lãnh hải 200 hải lý kể từ bờ biển, nhưng cũng có nghĩa vụ hợptác với các nước khác thực hiện những biện pháp quản lý các nguồn tài nguyênsống của đại dương. Công ước thừa nhận các nước ven biển có quyền tài phán vàquyền khai thác, phát triển, quản lý và bảo tồn tất cả các nguồn tài nguyêntrong vùng nước, đáy biển và trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý này.

Ủy ban Hải dương (IOC) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợpquốc (UNESCO) đóng vai trò bảo vệ các đại dương trong quá trình chuẩn bị cho Hộinghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20). IOC khẳng định quảnlý các đại dương theo phương thức hiện hành không phải là sự lựa chọn tốt nhất,vì vậy, IOC khuyến khích các nước hòa nhập đến mức cao nhất vai trò quan trọngcủa đại dương trong các chiến lược phát triển bền vững.

Tuyên bố Manila của Liênhợp quốc thúc đẩy các nước tăng cường nỗ lực bảo vệ các đại dương khỏi bị xâmhại do những hoạt động của con người từ đất liền, đồng thời nhấn mạnh vai tròtrung tâm của các đại dương trong thời kỳ chuyển tiếp từ nền kinh tế đương đạisang nền kinh tế xanh.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nêu rõ 6lĩnh vực kinh tế biển và đại dương cần thúc đẩy trong thời kỳ chuyển tiếp nàybao gồm đánh bắt và nuôi trồng các nguồn hải sản; vận tải hàng hải; ô nhiễm dinhdưỡng các đại dương; năng lượng tái sinh có nguồn gốc từ đại dương; du lịch venbiển và các khoáng sản ở vùng biển sâu./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.