Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO) và Tổng thống Pháp F. Hollande, ngày 2/1 đã có chuyến thăm tại Mali nhằm đánh giá những thiệt hại về di sản văn hóa, nhất là khu lăng mộ Tombouctou và bộ sư tập đồ sộ gồm 40.000 các tư liệu viết tay của nước này từ khi chiến sự căng thẳng xảy ra.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Irina Bokova đã đến thăm khu lăng mộ Tombouctou và Trung tâm nghiên cứu nơi đang lưu giữ bộ sư tập đồ sộ gồm 40.000 các tài liệu này. Chuyến thăm còn nhằm mục đích đề ra chương trình hành động định hướng cho các hoạt động của UNESCO tại Mali.
Trong cuộc gặp gỡ với Quyền Tổng thống Dioncounda Traoré và các nhà lãnh đạo Mali tại Bamako và Tombouctou, bà Irina Bokova nhấn mạnh, hiện nay chúng ta cần phải nhanh chóng hành động để giúp đỡ Mali khôi phục và gìn giữ di sản văn hóa đặc biệt. Đây là một yếu tố của sự thống nhất và hòa giải dân tộc tại Mali. Di sản văn hóa này sẽ tạo sức mạnh và lòng tin cho nhân dân Mali nỗ lực tạo dựng nền móng cho hòa bình và hướng tới tương lai.
Bà Irina Bokova cho biết sẽ có một nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực này được cử đến Mali để thẩm định đánh giá những thiệt hại đã gây ra đối các di sản văn hóa, cũng như đưa ra phương sách cần thiết để khôi phục một cách hiệu quả và lâu dài, trong đó có việc số hóa các tài liệu văn bản viết tay và thành lập một thư viện ảo.
Hiện có ba nhà thờ Hồi giáo lớn Tombouctou tại Djingareyber, Sankoré et Sidi Yahi và 16 lăng mộ được ghi vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 1988. Năm 2004, khu mộ Askia tại thành phố Gao được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Có khoảng 300.000 tài liệu văn bản bản viết tay được lưu giữ trong các bộ sưu tập tư nhân và nhà nước tại Tombouctou, trong đó có rất nhiều các văn bản có niên đại từ thế kỷ 13 và thế kỷ 16 do các nhà thông thái của thành phố soạn thảo đã được đưa ra trao đổi tại các chợ ở bắc Phi, Al-Andalus và một số nước ở phía đông vùng Ả rập./.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Irina Bokova đã đến thăm khu lăng mộ Tombouctou và Trung tâm nghiên cứu nơi đang lưu giữ bộ sư tập đồ sộ gồm 40.000 các tài liệu này. Chuyến thăm còn nhằm mục đích đề ra chương trình hành động định hướng cho các hoạt động của UNESCO tại Mali.
Trong cuộc gặp gỡ với Quyền Tổng thống Dioncounda Traoré và các nhà lãnh đạo Mali tại Bamako và Tombouctou, bà Irina Bokova nhấn mạnh, hiện nay chúng ta cần phải nhanh chóng hành động để giúp đỡ Mali khôi phục và gìn giữ di sản văn hóa đặc biệt. Đây là một yếu tố của sự thống nhất và hòa giải dân tộc tại Mali. Di sản văn hóa này sẽ tạo sức mạnh và lòng tin cho nhân dân Mali nỗ lực tạo dựng nền móng cho hòa bình và hướng tới tương lai.
Bà Irina Bokova cho biết sẽ có một nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực này được cử đến Mali để thẩm định đánh giá những thiệt hại đã gây ra đối các di sản văn hóa, cũng như đưa ra phương sách cần thiết để khôi phục một cách hiệu quả và lâu dài, trong đó có việc số hóa các tài liệu văn bản viết tay và thành lập một thư viện ảo.
Hiện có ba nhà thờ Hồi giáo lớn Tombouctou tại Djingareyber, Sankoré et Sidi Yahi và 16 lăng mộ được ghi vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 1988. Năm 2004, khu mộ Askia tại thành phố Gao được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Có khoảng 300.000 tài liệu văn bản bản viết tay được lưu giữ trong các bộ sưu tập tư nhân và nhà nước tại Tombouctou, trong đó có rất nhiều các văn bản có niên đại từ thế kỷ 13 và thế kỷ 16 do các nhà thông thái của thành phố soạn thảo đã được đưa ra trao đổi tại các chợ ở bắc Phi, Al-Andalus và một số nước ở phía đông vùng Ả rập./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)