Nhân Ngày Tiếng mẹ đẻ (21/2) trên thế giới, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bà Irina Bokova, đã gửi thông điệp tới tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức này, nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong việc làm phong phú thêm sự đa dạng của nền văn hóa nhân loại, giúp các nước, các dân tộc thành công hơn trong cuộc chiến chống mù chữ và nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục.
Bà Bokova cho biết chủ đề của Ngày Tiếng mẹ đẻ năm nay là “Tiếng mẹ đẻ và những cuốn sách” nhằm nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của ngôn ngữ và sách báo trong quá trình phát triển của con người.
Bà Bokova nêu rõ trong thời đại ngày nay, cho dù nhân loại đang được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng như sự ra đời của các công nghệ mới, song ngôn ngữ và sách báo vẫn là những công cụ có giá trị và tầm quan trọng đặc biệt trong việc trao đổi kiến thức, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, để cùng nhau thấm đẫm những giá trị của hòa bình, công lý và phát triển.
Ngôn ngữ cùng với sách báo truyền thống và sách báo điện tử đã và sẽ mãi mãi được coi là những phương tiện đầu tiên và không thể thiếu trong hoạt động phổ biến tự do, bày tỏ chính kiến và nâng cao học vấn đối với tất cả mọi người.
Theo Tổng Giám đốc UNESCO, hiện nay tại một số quốc gia đang tồn tại một thực tế đáng buồn là không có đủ sách báo, kể cả sách giáo khoa bằng tiếng mẹ đẻ trong các trường học và điều đó đang cản trở đáng kể quá trình phát triển kinh tế, xã hội của những quốc gia này, đồng thời làm cho người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa học và các quyền cơ bản của mình, kể cả việc bày tỏ chính kiến.
Nhân dịp này, Tổng Giám đốc UNESCO đã kêu gọi các quốc gia, các tổ chức chính trị, xã hội và tất cả mọi người cùng hành động, góp sức vào việc bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển của các nền văn hóa của nhân loại trên cơ sở thừa nhận tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ và sự đa dạng văn hóa, giáo dục bằng ngôn ngữ và sách báo tiếng mẹ đẻ.
Dựa trên tính toán của các chuyên gia UNESCO, bà Bokova cảnh báo rằng nếu thế giới không có các biện pháp cấp thiết và hữu hiệu, sẽ có khoảng một nửa trong tổng số 6.000 ngôn ngữ mà con người đang sử dụng sẽ biến mất (tự mất đi, trở thành ngôn ngữ "chết") vào nửa cuối thế kỷ này./.
Bà Bokova cho biết chủ đề của Ngày Tiếng mẹ đẻ năm nay là “Tiếng mẹ đẻ và những cuốn sách” nhằm nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của ngôn ngữ và sách báo trong quá trình phát triển của con người.
Bà Bokova nêu rõ trong thời đại ngày nay, cho dù nhân loại đang được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng như sự ra đời của các công nghệ mới, song ngôn ngữ và sách báo vẫn là những công cụ có giá trị và tầm quan trọng đặc biệt trong việc trao đổi kiến thức, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, để cùng nhau thấm đẫm những giá trị của hòa bình, công lý và phát triển.
Ngôn ngữ cùng với sách báo truyền thống và sách báo điện tử đã và sẽ mãi mãi được coi là những phương tiện đầu tiên và không thể thiếu trong hoạt động phổ biến tự do, bày tỏ chính kiến và nâng cao học vấn đối với tất cả mọi người.
Theo Tổng Giám đốc UNESCO, hiện nay tại một số quốc gia đang tồn tại một thực tế đáng buồn là không có đủ sách báo, kể cả sách giáo khoa bằng tiếng mẹ đẻ trong các trường học và điều đó đang cản trở đáng kể quá trình phát triển kinh tế, xã hội của những quốc gia này, đồng thời làm cho người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa học và các quyền cơ bản của mình, kể cả việc bày tỏ chính kiến.
Nhân dịp này, Tổng Giám đốc UNESCO đã kêu gọi các quốc gia, các tổ chức chính trị, xã hội và tất cả mọi người cùng hành động, góp sức vào việc bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển của các nền văn hóa của nhân loại trên cơ sở thừa nhận tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ và sự đa dạng văn hóa, giáo dục bằng ngôn ngữ và sách báo tiếng mẹ đẻ.
Dựa trên tính toán của các chuyên gia UNESCO, bà Bokova cảnh báo rằng nếu thế giới không có các biện pháp cấp thiết và hữu hiệu, sẽ có khoảng một nửa trong tổng số 6.000 ngôn ngữ mà con người đang sử dụng sẽ biến mất (tự mất đi, trở thành ngôn ngữ "chết") vào nửa cuối thế kỷ này./.
(TTXVN)