Sau cuộc phỏng vấn kéo dài 3 giờ đồng hồ với Ban Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại thủ đô Washington của Mỹ ngày 23/6, ứng cử viên Tổng Giám đốc thể chế này, nữ Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, đã kêu gọi IMF đẩy mạnh các nỗ lực cải tổ.
Phát biểu với báo giới, bà Lagarde nhấn mạnh IMF cần phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với quy chế của tổ chức này hơn nữa, có tính tới sự hội nhập của 187 quốc gia thành viên.
Điều này không những đòi hỏi nhiều nỗ lực mà còn cần tiếp tục thực hiện những cải cách mà cựu Tổng Giám đốc Dominique Strauss-Kahn đã làm.
Bộ trưởng Tài chính Pháp nhấn mạnh đây cũng là mục tiêu bà hướng đến nếu được chọn làm Tổng Giám đốc IMF. Nữ ứng cử viên cho biết trong những ngày qua, bà đã có các buổi làm việc tích cực với từng thành viên của Ban Giám đốc IMF hiện gồm 23 người.
[Chân dung bà Bộ trưởng Tài chính Pháp]
Hiện bà Lagarde đang cạnh tranh chức Tổng Giám đốc IMF với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens trong bối cảnh vai trò của thể chế cho vay hàng đầu thế giới này ngày càng gắn liền với cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những diễn biến bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đánh giá bà Lagarde là một ứng cử viên có "tài năng hiếm có."
Tuy nhiên, quan chức tài chính Mỹ cũng đề cao năng lực ngoại giao và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính của ông Carstens. Hiện cả Mỹ và Nhật Bản - hai nước có tiếng nói quan trọng nhất tại IMF - đều chưa chính thức bày tỏ quan điểm sẽ ủng hộ ứng cử viên nào.
Giới phân tích đánh giá bà Lagarde có ưu thế hơn so với ông Carstens bởi bà nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu, trong khi đó phần lớn sự ủng hộ của ông Carstens là từ các nước khu vực Mỹ Latinh, trong đó không có hai nền kinh tế hàng đầu là Brazil và Argentina.
Ban điều hành IMF sẽ lựa chọn người đứng đầu vào ngày 30/6 tới. Nếu được bầu, bà Lagarde sẽ trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF kể từ khi ra đời năm 1945./.
Phát biểu với báo giới, bà Lagarde nhấn mạnh IMF cần phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với quy chế của tổ chức này hơn nữa, có tính tới sự hội nhập của 187 quốc gia thành viên.
Điều này không những đòi hỏi nhiều nỗ lực mà còn cần tiếp tục thực hiện những cải cách mà cựu Tổng Giám đốc Dominique Strauss-Kahn đã làm.
Bộ trưởng Tài chính Pháp nhấn mạnh đây cũng là mục tiêu bà hướng đến nếu được chọn làm Tổng Giám đốc IMF. Nữ ứng cử viên cho biết trong những ngày qua, bà đã có các buổi làm việc tích cực với từng thành viên của Ban Giám đốc IMF hiện gồm 23 người.
[Chân dung bà Bộ trưởng Tài chính Pháp]
Hiện bà Lagarde đang cạnh tranh chức Tổng Giám đốc IMF với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens trong bối cảnh vai trò của thể chế cho vay hàng đầu thế giới này ngày càng gắn liền với cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những diễn biến bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đánh giá bà Lagarde là một ứng cử viên có "tài năng hiếm có."
Tuy nhiên, quan chức tài chính Mỹ cũng đề cao năng lực ngoại giao và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính của ông Carstens. Hiện cả Mỹ và Nhật Bản - hai nước có tiếng nói quan trọng nhất tại IMF - đều chưa chính thức bày tỏ quan điểm sẽ ủng hộ ứng cử viên nào.
Giới phân tích đánh giá bà Lagarde có ưu thế hơn so với ông Carstens bởi bà nhận được sự ủng hộ của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu, trong khi đó phần lớn sự ủng hộ của ông Carstens là từ các nước khu vực Mỹ Latinh, trong đó không có hai nền kinh tế hàng đầu là Brazil và Argentina.
Ban điều hành IMF sẽ lựa chọn người đứng đầu vào ngày 30/6 tới. Nếu được bầu, bà Lagarde sẽ trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF kể từ khi ra đời năm 1945./.
(TTXVN/Vietnam+)