Ngày 16/5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế lần thứ VI với chủ đề "Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm tải bệnh viện".
Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc mang lại nhiều lợi ích cho người dân khi đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn tại như chưa có kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin của toàn ngành; các chuẩn dữ liệu, công nghệ thông tin y tế chưa được áp dụng hoàn chỉnh, đồng bộ; chưa có phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong ngành; nhân lực chuyên môn về công nghệ thông tin tại các sở y tế và các đơn vị y tế còn thiếu, mất cân đối, tự phát, không thống nhất...
Chính vì vậy, hội nghị này sẽ tập trung vào 4 chủ đề chính là ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, quản lý điều hành ngành y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế dự phòng và giải pháp y tế từ xa.
Thứ trưởng đề nghị, các đại biểu tham gia hội nghị tập trung đánh giá đúng thực trạng, khó khăn, tồn tại, yếu kém trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế; đồng thời từ đó thảo luận kế hoạch phát triển công nghệ thông tin sao cho hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và giảm tải bệnh viện.
Ngành y tế là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, trong công việc luôn bị áp lực cao, đòi hỏi phải khẩn trương, minh bạch, vì vậy công nghệ thông tin là công cụ có vị trí quan trọng hỗ trợ trong công tác quản lý, điều hành góp phần cho việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân.
20 năm qua, ngành y tế đã triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tới nhiều hoạt động y tế từ trung ương đến địa phương. Bộ Y tế hiện đã có tổ chức chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin từ cơ quan Bộ đến các đơn vị.
Đến nay, các cơ sở trực thuộc bộ, các bệnh viện đã hình thành hệ thống tổ chức chuyên trách công nghệ thông tin; 90% các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt đã thành lập phòng công nghệ thông tin; nhân lực công nghệ thông tin chiếm khoảng 1% so với tổng số nhân lực y tế từ huyện trở lên.
Bên cạnh đó, 100% đơn vị tại cơ quan Bộ Y tế đã kết nối mạng LAN và internet tốc độ cao, 100% cán bộ, công chức được trang bị và sử dụng thành tạo máy tính đặc biệt, ngành y tế đã chủ động tổ chức, hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ tin học xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên biệt trong một số lĩnh vực như quản lý bệnh viện, quản lý trang thiết bị, quản lý đào tạo...
Bộ Y tế cũng đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin như trên 65% bệnh viện toàn quốc ứng dụng phần mền báo cáo thống kê của bệnh viện; 20% số bệnh viện ứng dụng thành công phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện; một số phần mềm khác như tương tác thuốc, bản đồ dịch tễ cho hệ thống sốt rét, quản lý học sinh sinh viên y dược, quản lý thư viện đã bắt đầu có hiệu quả thực tế.
Ngoài ra, ở một số bệnh viện tuyến trung ương đã hình thành bệnh viện vệ tinh có hệ thống y tế từ xa như Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Đức, Bạch Mai phục vụ cho tư vấn y tế giữa bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới...
Để hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả hơn, giai đoạn 2011 - 2015, ngành y tế tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tích hợp; đảm bảo trang bị và duy trì hoạt động bền vững của các hệ thông tin y tế phục vụ công tác quản lý, điều hành; phấn đấu đến năm 2015 có các phần mềm hỗ trợ 100% các hoạt động quản lý, điều hành tại cơ quan Bộ Y tế; 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý mọi mặt hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ hành chính; 90% dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế...
Riêng năm 2012, ngành y tế tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghệ thông tin; thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Y tế và phòng Công nghệ thông tin ở tất cả các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt; ưu tiên một số dự án trọng điểm quốc gia như phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện dự án Internet cộng đồng nông thôn - Hợp phần Bộ Y tế; đăng ký vốn 2013 cho dự án "Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh"; hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án "Xây dựng dịch vụ tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa".../.
Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc mang lại nhiều lợi ích cho người dân khi đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số tồn tại như chưa có kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin của toàn ngành; các chuẩn dữ liệu, công nghệ thông tin y tế chưa được áp dụng hoàn chỉnh, đồng bộ; chưa có phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong ngành; nhân lực chuyên môn về công nghệ thông tin tại các sở y tế và các đơn vị y tế còn thiếu, mất cân đối, tự phát, không thống nhất...
Chính vì vậy, hội nghị này sẽ tập trung vào 4 chủ đề chính là ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, quản lý điều hành ngành y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế dự phòng và giải pháp y tế từ xa.
Thứ trưởng đề nghị, các đại biểu tham gia hội nghị tập trung đánh giá đúng thực trạng, khó khăn, tồn tại, yếu kém trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế; đồng thời từ đó thảo luận kế hoạch phát triển công nghệ thông tin sao cho hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và giảm tải bệnh viện.
Ngành y tế là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, trong công việc luôn bị áp lực cao, đòi hỏi phải khẩn trương, minh bạch, vì vậy công nghệ thông tin là công cụ có vị trí quan trọng hỗ trợ trong công tác quản lý, điều hành góp phần cho việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân.
20 năm qua, ngành y tế đã triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tới nhiều hoạt động y tế từ trung ương đến địa phương. Bộ Y tế hiện đã có tổ chức chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin từ cơ quan Bộ đến các đơn vị.
Đến nay, các cơ sở trực thuộc bộ, các bệnh viện đã hình thành hệ thống tổ chức chuyên trách công nghệ thông tin; 90% các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt đã thành lập phòng công nghệ thông tin; nhân lực công nghệ thông tin chiếm khoảng 1% so với tổng số nhân lực y tế từ huyện trở lên.
Bên cạnh đó, 100% đơn vị tại cơ quan Bộ Y tế đã kết nối mạng LAN và internet tốc độ cao, 100% cán bộ, công chức được trang bị và sử dụng thành tạo máy tính đặc biệt, ngành y tế đã chủ động tổ chức, hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ tin học xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên biệt trong một số lĩnh vực như quản lý bệnh viện, quản lý trang thiết bị, quản lý đào tạo...
Bộ Y tế cũng đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin như trên 65% bệnh viện toàn quốc ứng dụng phần mền báo cáo thống kê của bệnh viện; 20% số bệnh viện ứng dụng thành công phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện; một số phần mềm khác như tương tác thuốc, bản đồ dịch tễ cho hệ thống sốt rét, quản lý học sinh sinh viên y dược, quản lý thư viện đã bắt đầu có hiệu quả thực tế.
Ngoài ra, ở một số bệnh viện tuyến trung ương đã hình thành bệnh viện vệ tinh có hệ thống y tế từ xa như Bệnh viện Nhi Trung ương, Việt Đức, Bạch Mai phục vụ cho tư vấn y tế giữa bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới...
Để hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả hơn, giai đoạn 2011 - 2015, ngành y tế tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tích hợp; đảm bảo trang bị và duy trì hoạt động bền vững của các hệ thông tin y tế phục vụ công tác quản lý, điều hành; phấn đấu đến năm 2015 có các phần mềm hỗ trợ 100% các hoạt động quản lý, điều hành tại cơ quan Bộ Y tế; 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý mọi mặt hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ hành chính; 90% dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế...
Riêng năm 2012, ngành y tế tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghệ thông tin; thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Y tế và phòng Công nghệ thông tin ở tất cả các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt; ưu tiên một số dự án trọng điểm quốc gia như phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện dự án Internet cộng đồng nông thôn - Hợp phần Bộ Y tế; đăng ký vốn 2013 cho dự án "Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh"; hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án "Xây dựng dịch vụ tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa".../.
Thu Phương (TTXVN)