Chia sẻ về những hậu quả chiến tranh còn để lại tại Việt Nam, các đại biểu trong đoàn Tổ chức "Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam" (VVA) cho biết sẽ tiếp tục có những hoạt động ủng hộ, chia sẻ với những nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa cựu chiến binh và nhân dân hai nước.
Ngày 12/3, trong buổi tiếp của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng với đoàn VVA, ông Jack Gerald Devine, Phó Chủ tịch toàn quốc VVA làm Trưởng đoàn cho biết tiếp tục Chương trình "Sáng kiến cựu chiến binh", chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn VVA nhằm trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan của Việt Nam về tình hình quan hệ Việt-Mỹ và tiến trình giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.
Nhân dịp này, đoàn sẽ cung cấp thông tin về địa điểm của 30-35 trường hợp bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến tranh tại Quảng Trị, Đà Nẵng, Huế; trao một số kỷ vật của bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến tranh.
Giới thiệu về các hoạt động của Liên hiệp và Hội Việt-Mỹ trong hoạt động thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, trong đó có nhân dân Mỹ, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng bày tỏ mong muốn, bên cạnh Chương trình "Sáng kiến cựu chiến binh", VVA tiếp tục mở rộng quan tâm đến hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; rà phá bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Năm 1994, VVA chính thức cử đoàn vào thăm Việt Nam, đồng thời bắt đầu "Chương trình sáng kiến cựu chiến binh" để đáp ứng thiện chí của Việt Nam trong việc coi giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề nhân đạo.
VVA đã vận động các thành viên của mình cung cấp thông tin, bản đồ, sơ đồ về các trận đánh và chiến trường xưa liên quan đến bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến đấu để trao cho các cơ quan chức năng Việt Nam, góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh.
Tính đến nay, VVA đã cử 22 đoàn của "Chương trình sáng kiến cựu chiến binh" sang thăm Việt Nam, chuyển giao thông tin liên quan đến gần 9.700 trường hợp bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến đấu, từ đó Việt Nam đã tìm kiếm, quy tập gần 1.000 hài cốt liệt sĩ./.
Ngày 12/3, trong buổi tiếp của Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng với đoàn VVA, ông Jack Gerald Devine, Phó Chủ tịch toàn quốc VVA làm Trưởng đoàn cho biết tiếp tục Chương trình "Sáng kiến cựu chiến binh", chuyến thăm Việt Nam lần này của đoàn VVA nhằm trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan của Việt Nam về tình hình quan hệ Việt-Mỹ và tiến trình giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.
Nhân dịp này, đoàn sẽ cung cấp thông tin về địa điểm của 30-35 trường hợp bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến tranh tại Quảng Trị, Đà Nẵng, Huế; trao một số kỷ vật của bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến tranh.
Giới thiệu về các hoạt động của Liên hiệp và Hội Việt-Mỹ trong hoạt động thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, trong đó có nhân dân Mỹ, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng bày tỏ mong muốn, bên cạnh Chương trình "Sáng kiến cựu chiến binh", VVA tiếp tục mở rộng quan tâm đến hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; rà phá bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Năm 1994, VVA chính thức cử đoàn vào thăm Việt Nam, đồng thời bắt đầu "Chương trình sáng kiến cựu chiến binh" để đáp ứng thiện chí của Việt Nam trong việc coi giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề nhân đạo.
VVA đã vận động các thành viên của mình cung cấp thông tin, bản đồ, sơ đồ về các trận đánh và chiến trường xưa liên quan đến bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến đấu để trao cho các cơ quan chức năng Việt Nam, góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh.
Tính đến nay, VVA đã cử 22 đoàn của "Chương trình sáng kiến cựu chiến binh" sang thăm Việt Nam, chuyển giao thông tin liên quan đến gần 9.700 trường hợp bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến đấu, từ đó Việt Nam đã tìm kiếm, quy tập gần 1.000 hài cốt liệt sĩ./.
Hoàng Thị Hoa (Vietnam+)