Chánh Văn phòng Nhà Trắng Jack Lew, người mới được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cử vào vị trí Bộ trưởng Tài chính thay thế ông Timothy Geithner ngày 13/2 cảnh báo chương trình cắt giảm chi tiêu dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/3 tới sẽ đe dọa đà phục hồi vốn mong manh của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, ông Lew nhấn mạnh quá trình thực hiện mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang cần phải đảm bảo sẽ không bao gồm việc cắt giảm các khoản đầu tư quan trọng cho lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng bởi đây là những yếu tố cần thiết giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và nâng cao tính cạnh tranh trên toàn cầu.
Chính khách này cảnh báo Quốc hội lưỡng viện Mỹ cần đạt được một thỏa thuận về vấn đề thâm hụt ngân sách nhằm tránh để một loạt các khoản cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực vào đầu tháng Ba tới bởi điều này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến đà phục hồi kinh tế cũng như gia tăng rủi ro cho thị trường việc làm và các doanh nghiệp.
Vị Chánh Văn phòng Nhà Trắng cũng nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu mà Chính phủ Mỹ cần hướng tới là củng cố đà phục hồi kinh tế bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm tại khu vực tư nhân nhằm nâng cao khả năng chống chọi của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Mỹ ra nước ngoài, mở rộng sản xuất trong nước, cải cách tài chính, hợp tác với các đối tác trên thế giới và các tổ chức quốc tế nhằm củng cố hệ thống tài chính quốc tế và thúc đẩy sự ổn định kinh tế toàn cầu.
Khi được hỏi về vấn đề mức thuế doanh nghiệp hiện đang ở mức cao 28% tại Mỹ, ông Lew thừa nhận cần thực hiện cải cách hệ thống thuế nhằm giúp phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cũng như giảm gánh nặng thuế cho người dân.
Tại phiên điều trần, ông Lew cũng tỏ ra bình tĩnh và tự tin trước các câu hỏi dồn dập của các nghị sỹ hai đảng liên quan đến các vấn đề tài chính và các khoản đầu tư lúc ông còn đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành ngân hàng Citigroup.
Khi được một số nghị sỹ Cộng hòa chất vấn về khoản đầu tư gây tranh cãi dành cho quần đảo Cayman Islands và số tiền 940.000 USD mà ông Lew nhận được hồi năm 2009 trước khi Citigroup nhận được gói cứu trợ trị giá 45 tỷ USD của chính phủ, vị chính khách này khẳng định ông không phải là người ra quyết định đầu tư vào thời điểm đó và số tiền ông nhận được cũng giống như những đồng nghiệp khác làm việc trong lĩnh vực tài chính.
Phiên điều trần của ông Lew được đánh giá diễn ra suôn sẻ và nhận được nhiều phản hồi tích cực của nghị sỹ hai đảng. Nghị sỹ đảng Cộng hòa Orrin Hatch, một trong những người chất vất gay gắt nhất, cũng thừa nhận ông Lew đã trả lời rất tốt hầu như tất cả các câu hỏi được đưa ra trong phiên điều trần.
Theo luật định, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về đề cử ông Lew sau phiên điều trần của Ủy ban Tài chính nói trên. Trong trường hợp ông được cả 55 Thượng nghị sỹ Dân chủ ủng hộ tại Thượng viện 100 ghế, ông vẫn cần sự đồng ý của ít nhất 5 Thượng nghị sỹ Cộng hòa nữa để được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính mới của Mỹ.
Được nhìn nhận như một chuyên gia tài chính và chính sách, Ông Lew, 57 tuổi, từng giữ chức vụ Giám đốc Phòng quản trị và Ngân sách của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Clinton và Obama. Từ năm 2009 đến năm 2010, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao và từ tháng 1/2012 đến nay, ông đảm nhận chức vụ Chánh Văn phòng Nhà Trắng.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Lew sẽ phải đương đầu với hàng loạt khó khăn mà nước Mỹ đang đối mặt. Trước mắt, ông sẽ phải bắt tay vào những cuộc đàm phán cam go với phe Cộng hòa tại Quốc hội về cắt giảm ngân sách và nâng trần nợ quốc gia.
Ông Lew cũng "thừa hưởng" một món nợ quốc gia khổng lồ mà không ít chính khách đã lên tiếng coi nó như một nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Ngay sau quyết định đề cử, một số nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng nói rằng họ sẽ chất vấn ông Lew về chiến lược của Nhà Trắng đối với việc cắt giảm chi tiêu trước khi bàn tới vấn đề nâng trần nợ./.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, ông Lew nhấn mạnh quá trình thực hiện mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang cần phải đảm bảo sẽ không bao gồm việc cắt giảm các khoản đầu tư quan trọng cho lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng bởi đây là những yếu tố cần thiết giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và nâng cao tính cạnh tranh trên toàn cầu.
Chính khách này cảnh báo Quốc hội lưỡng viện Mỹ cần đạt được một thỏa thuận về vấn đề thâm hụt ngân sách nhằm tránh để một loạt các khoản cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực vào đầu tháng Ba tới bởi điều này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến đà phục hồi kinh tế cũng như gia tăng rủi ro cho thị trường việc làm và các doanh nghiệp.
Vị Chánh Văn phòng Nhà Trắng cũng nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu mà Chính phủ Mỹ cần hướng tới là củng cố đà phục hồi kinh tế bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm tại khu vực tư nhân nhằm nâng cao khả năng chống chọi của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa Mỹ ra nước ngoài, mở rộng sản xuất trong nước, cải cách tài chính, hợp tác với các đối tác trên thế giới và các tổ chức quốc tế nhằm củng cố hệ thống tài chính quốc tế và thúc đẩy sự ổn định kinh tế toàn cầu.
Khi được hỏi về vấn đề mức thuế doanh nghiệp hiện đang ở mức cao 28% tại Mỹ, ông Lew thừa nhận cần thực hiện cải cách hệ thống thuế nhằm giúp phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cũng như giảm gánh nặng thuế cho người dân.
Tại phiên điều trần, ông Lew cũng tỏ ra bình tĩnh và tự tin trước các câu hỏi dồn dập của các nghị sỹ hai đảng liên quan đến các vấn đề tài chính và các khoản đầu tư lúc ông còn đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành ngân hàng Citigroup.
Khi được một số nghị sỹ Cộng hòa chất vấn về khoản đầu tư gây tranh cãi dành cho quần đảo Cayman Islands và số tiền 940.000 USD mà ông Lew nhận được hồi năm 2009 trước khi Citigroup nhận được gói cứu trợ trị giá 45 tỷ USD của chính phủ, vị chính khách này khẳng định ông không phải là người ra quyết định đầu tư vào thời điểm đó và số tiền ông nhận được cũng giống như những đồng nghiệp khác làm việc trong lĩnh vực tài chính.
Phiên điều trần của ông Lew được đánh giá diễn ra suôn sẻ và nhận được nhiều phản hồi tích cực của nghị sỹ hai đảng. Nghị sỹ đảng Cộng hòa Orrin Hatch, một trong những người chất vất gay gắt nhất, cũng thừa nhận ông Lew đã trả lời rất tốt hầu như tất cả các câu hỏi được đưa ra trong phiên điều trần.
Theo luật định, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về đề cử ông Lew sau phiên điều trần của Ủy ban Tài chính nói trên. Trong trường hợp ông được cả 55 Thượng nghị sỹ Dân chủ ủng hộ tại Thượng viện 100 ghế, ông vẫn cần sự đồng ý của ít nhất 5 Thượng nghị sỹ Cộng hòa nữa để được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính mới của Mỹ.
Được nhìn nhận như một chuyên gia tài chính và chính sách, Ông Lew, 57 tuổi, từng giữ chức vụ Giám đốc Phòng quản trị và Ngân sách của Nhà Trắng dưới thời chính quyền Clinton và Obama. Từ năm 2009 đến năm 2010, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao và từ tháng 1/2012 đến nay, ông đảm nhận chức vụ Chánh Văn phòng Nhà Trắng.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Lew sẽ phải đương đầu với hàng loạt khó khăn mà nước Mỹ đang đối mặt. Trước mắt, ông sẽ phải bắt tay vào những cuộc đàm phán cam go với phe Cộng hòa tại Quốc hội về cắt giảm ngân sách và nâng trần nợ quốc gia.
Ông Lew cũng "thừa hưởng" một món nợ quốc gia khổng lồ mà không ít chính khách đã lên tiếng coi nó như một nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Ngay sau quyết định đề cử, một số nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng nói rằng họ sẽ chất vấn ông Lew về chiến lược của Nhà Trắng đối với việc cắt giảm chi tiêu trước khi bàn tới vấn đề nâng trần nợ./.
(TTXVN)