Chiều 13/8, tại thành phố Nha Trang, 42 thí sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 đã đến thăm Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, làng tranh thêu XQ Nha Trang và Tháp Bà Ponagar.
Ông Lê Cảnh Thạc, Trưởng Ban giám khảo cho biết, thông qua những hoạt động văn hóa như thêu thùa, tín ngưỡng, điệu múa Chăm các thí sinh sẽ hiểu thêm về truyền thống văn hóa dân tộc Việt. Thông qua cách ứng xử đối với truyền thống văn hóa, một phần nội tâm của các thí sinh sẽ được bộc lộ bằng ánh mắt, gương mặt, cử chỉ… Và đó sẽ là một cách để ban giám khảo nhìn nhận đánh giá đầy đủ hơn về các thí sinh.
Về phía các người đẹp, điều ấn tượng nhất đối với họ là làng tranh thêu XQ Nha Trang. Các người đẹp tỏ ra rất hứng thú và tò mò về nghệ thuật thêu này.
Phạm Thúy Vy Vitoria (số báo danh 808, đến từ nước Mỹ) - thí sinh vừa giành giải thưởng phụ Người đẹp Thể thao, cho biết: “Đây là lần đầu tiên cô được tiếp xúc với nghệ thuật tranh thêu công phu như thế này. Ở Mỹ toàn bộ đều làm bằng máy móc, nên các sản phẩm không có được cái hồn, tâm huyết của người làm đặt vào tác phẩm. Nhất là đôi mắt, lúc thêu mắt những nghệ nhân rất chăm chút cho tác phẩm của mình."
Còn với Nguyễn thu Mây Daniela (số báo danh 888, đến từ Công hòa Séc) cảm nhận, đây là lần đầu tiên cô được làm quen và trực tiếp thêu lên khung vải, điều đó thật thú vị. Công sức mà người phụ nữ bỏ ra để hoàn thành tác phẩm quả không nhỏ. Qua việc thêu này, cô học được một điều đó là sự khéo léo và tính kiên nhẫn đáng quý ở người phụ nữ Việt Nam.
Phát biểu trước các thí sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010, ông Lê Xuân Thân, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho rằng: “Các bạn cần hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc của Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt. Đây không đơn thuần là một cuộc thi sắc đẹp mà còn là một hoạt động văn hóa mang tính kết nối cộng đồng người Việt trên toàn thế giới; nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về nguồn cội Việt Nam, để từ đó cùng nhau chung tay phát huy và gìn giữ bản sắc Việt Nam và cùng góp sức xây dựng đất nước”./.
Ông Lê Cảnh Thạc, Trưởng Ban giám khảo cho biết, thông qua những hoạt động văn hóa như thêu thùa, tín ngưỡng, điệu múa Chăm các thí sinh sẽ hiểu thêm về truyền thống văn hóa dân tộc Việt. Thông qua cách ứng xử đối với truyền thống văn hóa, một phần nội tâm của các thí sinh sẽ được bộc lộ bằng ánh mắt, gương mặt, cử chỉ… Và đó sẽ là một cách để ban giám khảo nhìn nhận đánh giá đầy đủ hơn về các thí sinh.
Về phía các người đẹp, điều ấn tượng nhất đối với họ là làng tranh thêu XQ Nha Trang. Các người đẹp tỏ ra rất hứng thú và tò mò về nghệ thuật thêu này.
Phạm Thúy Vy Vitoria (số báo danh 808, đến từ nước Mỹ) - thí sinh vừa giành giải thưởng phụ Người đẹp Thể thao, cho biết: “Đây là lần đầu tiên cô được tiếp xúc với nghệ thuật tranh thêu công phu như thế này. Ở Mỹ toàn bộ đều làm bằng máy móc, nên các sản phẩm không có được cái hồn, tâm huyết của người làm đặt vào tác phẩm. Nhất là đôi mắt, lúc thêu mắt những nghệ nhân rất chăm chút cho tác phẩm của mình."
Còn với Nguyễn thu Mây Daniela (số báo danh 888, đến từ Công hòa Séc) cảm nhận, đây là lần đầu tiên cô được làm quen và trực tiếp thêu lên khung vải, điều đó thật thú vị. Công sức mà người phụ nữ bỏ ra để hoàn thành tác phẩm quả không nhỏ. Qua việc thêu này, cô học được một điều đó là sự khéo léo và tính kiên nhẫn đáng quý ở người phụ nữ Việt Nam.
Phát biểu trước các thí sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010, ông Lê Xuân Thân, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho rằng: “Các bạn cần hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc của Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt. Đây không đơn thuần là một cuộc thi sắc đẹp mà còn là một hoạt động văn hóa mang tính kết nối cộng đồng người Việt trên toàn thế giới; nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về nguồn cội Việt Nam, để từ đó cùng nhau chung tay phát huy và gìn giữ bản sắc Việt Nam và cùng góp sức xây dựng đất nước”./.
Quang Đức (TTXVN/Vietnam+)