UNHCR tăng hoạt động nhân đạo tại Myanmar

Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) đang tăng cường các nỗ lực cứu trợ cho những người vô gia cư vì bạo lực ở Rakhine, Myanmar.
Trong cuộc họp báo ngày 23/11 tại Geneva, Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn(UNHCR) cho biết cơ quan này đang tăng cường các nỗ lực cứu trợ với việc cungcấp hàng nghìn lều bạt cho những người vô gia cư vì bạo lực tại bang Rakhine,miền Tây Myanmar.

Phát biểu với các phóng viên tại Geneva, người phát ngôn UNHCR, ông AdrianEdwards, cho biết cơ quan về người tị nạn của Liên hợp quốc này sẽ cung cấp 3.500 lều đểlàm nhà ở cho 17.500 người. Chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ mà đã rời Dubaingày 23/11 là chuyến đầu tiên trong hai chuyến dự định bay tới Myanmar vào dịpcuối tuần này.

Ông Edwards nhấn mạnh việc cung cấp lều bạt là cần thiết khi mà tình trạng bạolực lại tái diễn ở Myanmar vào cuối tháng Mười khiến tổng số người vô gia cư ởkhu vực này lên tới 115.000 người và những người này rất cần có chỗ an toàn đểsinh sống.

UNHCR lo ngại việc hạn chế trong di chuyển có thể tác động đến cuộcsống, vấn đề an ninh lương thực cũng như khả năng tiếp cận tới các dịch vụ cơbản. UNHCR và các tổ chức nhân đạo khác cần ít nhất 24,35 triệu USD để đáp ứngcác nhu cầu khẩn cấp cho những người thực sự cần thiết.

Xung đột sắc tộc giữa tín đồ đạo Phật với người Hồi giáo Rohingya nổ ra đầu tiênhồi tháng Sáu sau khi nhiều người đàn ông Rohingya bị buộc tội cưỡng bức một phụnữ theo đạo Phật. Bạo loạn và các vụ tấn công trả đũa tiếp tục trong tháng Bảydẫn đến cái chết của ít nhất 90 người và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà.

Các vụ bạolực hồi cuối tháng Mười đã nổ ra tại các quận Minbya và Mrauk-U townships ở bangRakhine. Tình trạng hỗn loạn nhanh chóng lan ra Myebon, Rathedaung, Pauktaw,Kyauktaw, Kyaukpyu và Ramree.

Căng thẳng đã sôi sục giữa người Hồi giáo thuộctộc người Rohingya thiểu số và những người theo đạo Phật thuộc bộ tộc Rakhine.Kể từ khi bùng phát xung đột giáo phái ở bang Rakhine, khoảng 180 người bị thiệtmạng và hàng trăm nghìn người đã phải dời bỏ nhà cửa do lo ngại về vấn đề anninh.

Người Rakhine là thiểu số tại Myanmar nhưng chiếm số đông tại bangRakhine, nơi ước tính cũng có khoảng 800.000 người Rohingya. Myanmar phần lớn làngười theo đạo Phật, ước tính có 4% dân số theo đạo Hồi.

Mặc dù nhiều người Rohingya sống cả cuộc đời ở Myanmar nhưng họ bị những ngườitheo đạo Phật ở Rakhine coi là kẻ xâm nhập từ bên kia biên giới vì có gốc gác ởTây Bengal, hiện nay là Bangladesh. Tổng thống Myanmar Thein Sien cho biết chínhphủ sẽ tiến hành các biện pháp từ tái định cư cho người dân bị di dời cho tớicấp quy chế công dân cho những người Hồi giáo thiểu số Rohingya./.
 
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục