Chiều 16/12 tại thành phố Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ lao động nước ngoài Uijeongbu (UFC) và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực (HRD) Hàn Quốc tổ chức buổi gặp mặt, vận động người lao động Việt Nam hết hợp đồng về nước đúng hạn.
Tham dự buổi gặp có Tham tán, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lương Đức Long, Giám đốc UFC Lee Kwang-il và khoảng 300 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực Uijeongbu.
Nói chuyện thân mật với người lao động, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lương Đức Long đã chia sẻ một số nét khái quát về tình hình người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, những vấn đề mới nảy sinh trong thời gian gần đây và giới thiệu các chính sách của Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc nhằm khuyến khích người lao động hết hợp đồng về nước đúng hạn.
Theo ông Lương Đức Long, trong năm 2012 có 17.471 người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng, trong đó khoảng 7.900 người lao động đã về nước đúng hạn (chiếm 45%). Trong 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam sẽ có thêm trên 6.000 người lao động ở Hàn Quốc hết hạn hợp đồng.
Ông Lương Đức Long nhấn mạnh việc người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước là vi phạm hợp đồng ký với chủ sử dụng lao động, vi phạm pháp luật sở tại đồng thời vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu lao động. Tình trạng này làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và có thể dẫn đến các hệ quả khác nữa.
Riêng năm 2012, tỷ lệ người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước tiếp tục ở mức cao (từ 55-57%) trong khi tỷ lệ chung của lao động nước ngoài ở Hàn Quốc thuộc 15 nước phái cử chỉ ở mức 20%. Đây cũng chính là lý do buộc Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc không ký gia hạn MoU và đồng thời tạm dừng tiếp nhận người lao động mới của Việt Nam.
Thực tế này cũng dẫn đến việc Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc tạm dừng phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam tổ chức thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn.
Bên cạnh đó, trên 12.000 hồ sơ của những người lao động đã đạt yêu cầu và được đưa lên mạng của phía Hàn Quốc cũng sẽ không được giới thiệu để chủ sử dụng lao động lựa chọn.
Qua phân tích của ông Lương Đức Long, việc người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật Việt Nam và sở tại.
“Người lao động chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng làng xã, anh em, bè bạn và những người lao động khác cũng đang mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc để có điều kiện cải thiện kinh tế gia đình. Chính họ đã lấy mất cơ hội đi làm việc của hàng nghìn người lao động khác,” ông Lương Đức Long nói.
Nhằm khuyến khích người lao động về nước đúng hạn, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với lao động nước ngoài. Theo đó, từ cuối 12/2011 đến nay, Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với HRD Hàn Quốc đã tổ chức 5 kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cho 3.219 người lao động về nước đúng thời hạn và có nguyện vọng quay trở lại Hàn Quốc làm việc với tỷ lệ đạt là rất cao (khoảng 80%). Đến nay, đã có 542 người lao động thuộc diện này đã xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc.
Bên cạnh đó, từ ngày 2/7/2012, người lao động trung thành, về nước đúng hạn thì sau 3 tháng được làm thủ tục trở lại Hàn Quốc mà không phải dự kiểm tra tiếng Hàn. Đến nay cũng có 865 người lao động Việt Nam đăng ký với chủ sử dụng và đã có 387 người lao động thuộc diện này đã xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc./.
Tham dự buổi gặp có Tham tán, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Hải Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lương Đức Long, Giám đốc UFC Lee Kwang-il và khoảng 300 lao động Việt Nam đang làm việc tại khu vực Uijeongbu.
Nói chuyện thân mật với người lao động, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Lương Đức Long đã chia sẻ một số nét khái quát về tình hình người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, những vấn đề mới nảy sinh trong thời gian gần đây và giới thiệu các chính sách của Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc nhằm khuyến khích người lao động hết hợp đồng về nước đúng hạn.
Theo ông Lương Đức Long, trong năm 2012 có 17.471 người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng, trong đó khoảng 7.900 người lao động đã về nước đúng hạn (chiếm 45%). Trong 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam sẽ có thêm trên 6.000 người lao động ở Hàn Quốc hết hạn hợp đồng.
Ông Lương Đức Long nhấn mạnh việc người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước là vi phạm hợp đồng ký với chủ sử dụng lao động, vi phạm pháp luật sở tại đồng thời vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu lao động. Tình trạng này làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và có thể dẫn đến các hệ quả khác nữa.
Riêng năm 2012, tỷ lệ người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước tiếp tục ở mức cao (từ 55-57%) trong khi tỷ lệ chung của lao động nước ngoài ở Hàn Quốc thuộc 15 nước phái cử chỉ ở mức 20%. Đây cũng chính là lý do buộc Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc không ký gia hạn MoU và đồng thời tạm dừng tiếp nhận người lao động mới của Việt Nam.
Thực tế này cũng dẫn đến việc Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc tạm dừng phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam tổ chức thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn.
Bên cạnh đó, trên 12.000 hồ sơ của những người lao động đã đạt yêu cầu và được đưa lên mạng của phía Hàn Quốc cũng sẽ không được giới thiệu để chủ sử dụng lao động lựa chọn.
Qua phân tích của ông Lương Đức Long, việc người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật Việt Nam và sở tại.
“Người lao động chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích chung của đất nước, của cộng đồng làng xã, anh em, bè bạn và những người lao động khác cũng đang mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc để có điều kiện cải thiện kinh tế gia đình. Chính họ đã lấy mất cơ hội đi làm việc của hàng nghìn người lao động khác,” ông Lương Đức Long nói.
Nhằm khuyến khích người lao động về nước đúng hạn, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với lao động nước ngoài. Theo đó, từ cuối 12/2011 đến nay, Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với HRD Hàn Quốc đã tổ chức 5 kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cho 3.219 người lao động về nước đúng thời hạn và có nguyện vọng quay trở lại Hàn Quốc làm việc với tỷ lệ đạt là rất cao (khoảng 80%). Đến nay, đã có 542 người lao động thuộc diện này đã xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc.
Bên cạnh đó, từ ngày 2/7/2012, người lao động trung thành, về nước đúng hạn thì sau 3 tháng được làm thủ tục trở lại Hàn Quốc mà không phải dự kiểm tra tiếng Hàn. Đến nay cũng có 865 người lao động Việt Nam đăng ký với chủ sử dụng và đã có 387 người lao động thuộc diện này đã xuất cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc./.
Anh Nguyên/Seoul (Vietnam+)