Những ngày này, Cúc Phương - một xã vùng cao của huyện Nho Quan (Ninh Bình) đang vào mùa tiêu thụ nhung (sừng non) hươu. Các vị khách đến xã cứ thấy nhung đẹp là bảo "cắt lộc" chứ không hề mặc cả.
Phong trào nuôi hươu ở huyện Nho Quan phát triển mạnh với tổng đàn lên tới gần 5.000 con, mang lại giá trị kinh tế cao từ nguồn nhung và hươu giống.
Riêng tại các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long có hàng trăm hộ nuôi hươu cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Hiện nay chăn nuôi hươu đã trở thành ngành chăn nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Hàng năm cứ đến tháng 2, tháng 3 âm lịch, người dân bắt đầu cắt nhung. Nhiều con hươu sau khi cắt nhung vài tháng lại mọc thêm nhung, gọi là nhung tái sinh, mỗi cặp chỉ hai ba lạng, loại nhung này các hộ dân thường giữ lại để dùng.
Ông Đinh Thúc Chiển, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cúc Phương thống kê vụ nhung năm nay các hộ nuôi hươu thu hoạch trên 100kg, theo giá bán trước Tết được khoảng 10 tỷ đồng.
Đó là chưa kể hàng trăm con hươu giống, con đực giá 7 triệu đồng, con cái từ 8 đến 10 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập không hề nhỏ, chính nhờ nuôi hươu lấy nhung mà tỷ lệ hộ khá, giàu trong xã tăng cao. Có thể nói, hươu trở thành vật nuôi "mũi nhọn" trong xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Theo anh Hoàng Văn Lơng là một trong những người nuôi hươu đầu tiên trong xã, mỗi cặp nhung đầu mùa nặng trên nửa cân là tốt nhất, nhung cắt đúng kỳ là từ khi mới nhú đến khi cắt, nhung được từ 43-45 ngày.
Năm ngoái, gia đình anh Lơng có con hươu khỏe nhất đàn lên lộc tới 2 lần. Lần thứ nhất, được 1kg lộc nhung anh bán được 8 triệu đồng; lần thứ 2, thu hoạch 0,5kg bán được 4 triệu đồng.
Anh cho biết, để giữ chất lượng nhung và sức khỏe cho đàn hươu 50 con, gia đình anh duy trì thức ăn tự trồng, tuyệt đối không cho hươu ăn thức ăn tăng trọng.
Nhà chị Đinh Thị Phú, thôn Nga 2 nuôi hươu trên 10 năm nay với tổng số 30 con, mỗi năm thu nhập 150 triệu đồng. Từ chỗ nghèo túng, nay chị đã là người khá giả trong xã.
Theo kinh nghiệm của chị Phú, hươu vốn là động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, vì vậy rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Để có thức ăn cho đàn hươu, ngoài lá hái trong rừng, vườn nhà, chị dành một sào đất bãi trồng mít, cỏ voi, chuối, đu đủ và ba sào sắn, được bón bằng chính chất thải của hươu.
Ngày giá rét, chị cho hươu ăn thêm ngô, lạc vỏ. Hươu rất sạch, không ăn các loại thức ăn bẩn, ôi thiu nên ít bị bệnh.
Hươu và nhung hươu tăng giá là tín hiệu đáng mừng đối với người chăn nuôi hươu ở các xã vùng cao của huyện Nho Quan. Tuy nhiên, hiện chất lượng nhung vẫn chưa đồng đều, một mặt do các hộ chăn nuôi chưa chú trọng đầu tư chăm sóc hươu trong thời gian hươu nở lộc; mặt khác, việc để nhung quá ngày cắt lộc nhằm chờ giá lên cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giá thành sản phẩm./.
Phong trào nuôi hươu ở huyện Nho Quan phát triển mạnh với tổng đàn lên tới gần 5.000 con, mang lại giá trị kinh tế cao từ nguồn nhung và hươu giống.
Riêng tại các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long có hàng trăm hộ nuôi hươu cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Hiện nay chăn nuôi hươu đã trở thành ngành chăn nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Hàng năm cứ đến tháng 2, tháng 3 âm lịch, người dân bắt đầu cắt nhung. Nhiều con hươu sau khi cắt nhung vài tháng lại mọc thêm nhung, gọi là nhung tái sinh, mỗi cặp chỉ hai ba lạng, loại nhung này các hộ dân thường giữ lại để dùng.
Ông Đinh Thúc Chiển, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cúc Phương thống kê vụ nhung năm nay các hộ nuôi hươu thu hoạch trên 100kg, theo giá bán trước Tết được khoảng 10 tỷ đồng.
Đó là chưa kể hàng trăm con hươu giống, con đực giá 7 triệu đồng, con cái từ 8 đến 10 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập không hề nhỏ, chính nhờ nuôi hươu lấy nhung mà tỷ lệ hộ khá, giàu trong xã tăng cao. Có thể nói, hươu trở thành vật nuôi "mũi nhọn" trong xóa đói, giảm nghèo của địa phương.
Theo anh Hoàng Văn Lơng là một trong những người nuôi hươu đầu tiên trong xã, mỗi cặp nhung đầu mùa nặng trên nửa cân là tốt nhất, nhung cắt đúng kỳ là từ khi mới nhú đến khi cắt, nhung được từ 43-45 ngày.
Năm ngoái, gia đình anh Lơng có con hươu khỏe nhất đàn lên lộc tới 2 lần. Lần thứ nhất, được 1kg lộc nhung anh bán được 8 triệu đồng; lần thứ 2, thu hoạch 0,5kg bán được 4 triệu đồng.
Anh cho biết, để giữ chất lượng nhung và sức khỏe cho đàn hươu 50 con, gia đình anh duy trì thức ăn tự trồng, tuyệt đối không cho hươu ăn thức ăn tăng trọng.
Nhà chị Đinh Thị Phú, thôn Nga 2 nuôi hươu trên 10 năm nay với tổng số 30 con, mỗi năm thu nhập 150 triệu đồng. Từ chỗ nghèo túng, nay chị đã là người khá giả trong xã.
Theo kinh nghiệm của chị Phú, hươu vốn là động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, vì vậy rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Để có thức ăn cho đàn hươu, ngoài lá hái trong rừng, vườn nhà, chị dành một sào đất bãi trồng mít, cỏ voi, chuối, đu đủ và ba sào sắn, được bón bằng chính chất thải của hươu.
Ngày giá rét, chị cho hươu ăn thêm ngô, lạc vỏ. Hươu rất sạch, không ăn các loại thức ăn bẩn, ôi thiu nên ít bị bệnh.
Hươu và nhung hươu tăng giá là tín hiệu đáng mừng đối với người chăn nuôi hươu ở các xã vùng cao của huyện Nho Quan. Tuy nhiên, hiện chất lượng nhung vẫn chưa đồng đều, một mặt do các hộ chăn nuôi chưa chú trọng đầu tư chăm sóc hươu trong thời gian hươu nở lộc; mặt khác, việc để nhung quá ngày cắt lộc nhằm chờ giá lên cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và giá thành sản phẩm./.
Anh Minh-Thu Hà (TTXVN)