Chỉ còn vài ngày nữa, gần 19 triệu cử tri Venezuela sẽ đi bỏ phiếu bầu chọn nhà lãnh đạo mới với nhiệm kỳ sáu năm.
Mặc dù có tới sáu ứng cử viên tham gia tranh cử chiếc ghế ông chủ Dinh thự Miraflores diễn ra vào ngày 7/10 tới, song thực chất đây là cuộc đua song mã giữa hai đối thủ hàng đầu - Tổng thống đương nhiệm Hugo Chavez của Đảng Xã hội Thống nhất Venezuela (PSUV) và đại diện phe đối lập Henrique Capriles.
Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, bất chấp những nỗ lực tạo thanh thế của đối thủ Capriles trong suốt thời gian vận động tranh cử, Tổng thống Chavez vẫn duy trì được thế thượng phong với cách biệt từ 10%-19%. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định khả năng đắc cử của hai ứng cử viên là khá ngang nhau dù có phần nghiêng về Tổng thống Chavez.
Theo họ, cả hai ông đều có những lợi thế không thể phủ nhận. Vấn đề là ở vào giai đoạn nước rút của chiến dịch vận động tranh cử, họ có thuyết phục được bộ phận cử tri vẫn còn lưỡng lự hay không.
Sau hơn một năm chữa trị căn bệnh ung thư, Tổng thống Chavez - người luôn có ý tưởng đưa cuộc Cách mạng Boliva đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 ở Venezuela - bước vào cuộc chiến quyết định nhằm tìm kiếm cơ hội tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
Chính khách theo đường lối cánh tả này lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống Venezuela vào năm 1999, sau đó ông tái cử năm 2006.
Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước Venezuela, Tổng thống Chavez đã tập trung phân bổ lại nguồn lợi xuất khẩu dầu mỏ để thực hiện các chính sách xã hội cải thiện đời sống cho những người nghèo.
Các chính sách xã hội là nét nổi bật nhất của chính phủ đương nhiệm, góp phần giảm đáng kể số người nghèo và dưới mức nghèo khổ cũng như giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng thu nhập tại Venezuela và đảm bảo mọi người dân tại quốc gia 29 triệu dân này được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và cung cấp lương thực đầy đủ. Đây cũng là những nhân tố làm nên một Tổng thống Chavez được lòng dân khi hướng tới cộng đồng người nghèo.
Trên trường quốc tế, Tổng thống Chavez đã duy trì được mối bang giao gắn bó với các nước trong khu vực, đặc biệt là Cuba, và các cường quốc khác trên thế giới như Nga, Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Venezuela nhanh chóng trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào cánh tả không ngừng lớn mạnh tại Nam Mỹ những năm đầu thế kỷ 21, đấu tranh vì lợi ích của người nghèo và dần xa rời quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ.
Điều này hoàn toàn khác với tình hình tại khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước khi gần như tất cả các nước Nam Mỹ nói riêng và Mỹ Latinh nói chung đều theo quan điểm của Mỹ trong những vấn đề chính trị.
Chính khách này cũng là một nhà lãnh đạo thức thời với phong cách làm việc hiện đại, công khai, minh bạch và biết tận dụng tối đa sức mạnh của các kênh truyền thông đại chúng.
Ngay từ năm cầm quyền đầu tiên 1999, Tổng thống Chavez đã sử dụng triệt để các kênh thông tin truyền thống để tiếp xúc và trao đổi với người dân. Ông được biết nhiều qua chương trình đối thoại “Alô Tổng thống," ban đầu chỉ phát trên đài phát thanh, nhưng sau đó được phát sóng trực tiếp trên hệ thống truyền hình toàn quốc để tiếp xúc với công chúng cũng như đưa ra những thông báo và giải thích về những chính sách quan trọng của chính phủ.
Tháng Năm vừa qua, tài khoản trên mạng xã hội Twitter của ông đã "cán" mốc 3 triệu người hâm mộ, khiến ông trở thành chính trị gia Mỹ Latinh được nhiều người biết đến nhất qua Twitter.
Trong khi đó, đại diện cho liên minh đối lập, chính khách Capriles, 40 tuổi, sinh ra trong một gia đình giàu có tại thủ đô Caracas. Ông tự nhận mình là một chính khách mang tư tưởng cấp tiến và là người hết sức hâm mộ đường lối của cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva, vốn theo đuổi một đường lối phát triển kinh tế toàn diện, ủng hộ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một chính sách đối ngoại cân bằng.
Ông tham gia vũ đài chính trị từ khá sớm và nhanh chóng thành công với những tố chất của một chính trị gia bẩm sinh. Ông trúng cử nghị sỹ năm 1999 khi mới 25 tuổi. Trên cương vị này, Capriles dễ dàng trở thành vị Chủ tịch trẻ nhất của Hạ viện và tiếp đó là Phó Chủ tịch Thượng viện Venezuela.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2008, ông lần lượt giữ các chức vụ Quận trưởng và Thống đốc bang Miranda cho đến khi được chỉ định làm ứng cử viên chính thức của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Với xuất thân giàu có và sớm gặt hái được những thành công trên chính trường, ông Capriles đã tạo dựng được hình ảnh một chính khách trẻ trung, bản lĩnh. Đó chính là những vũ khí của ông trong cuộc đua này.
Ngoài ra, không thể bỏ qua một "lợi thế" khác của ông Capriles, đó là căn bệnh ung thư của vị Tổng thống đương nhiệm Chavez, vốn là chủ đề gây tranh cãi trong dư luận và giới truyền thông thời gian qua. Đặc biệt, sau những lần ông sang Cuba để phẫu thuật tách bỏ khối u hoặc trị xạ theo phác đồ của các bác sĩ, dư luận lại rộ lên những đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông, thậm chí người ta còn nói về khả năng xấu nhất có thể xảy ra đối với vị đương kim tổng thống này.
Mọi con mắt đang hướng về ngày 7/10 với những dự đoán nhiều khi sai lệch do sự thiên vị của mỗi người đối với từng ứng cử viên. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận từ trước đến nay đều ghi nhận đương kim Tổng thống Chavez hiện đang chiếm ưu thế, song kết quả cuối cùng sẽ được định đoạt bằng lá phiếu của các cử tri./.
Mặc dù có tới sáu ứng cử viên tham gia tranh cử chiếc ghế ông chủ Dinh thự Miraflores diễn ra vào ngày 7/10 tới, song thực chất đây là cuộc đua song mã giữa hai đối thủ hàng đầu - Tổng thống đương nhiệm Hugo Chavez của Đảng Xã hội Thống nhất Venezuela (PSUV) và đại diện phe đối lập Henrique Capriles.
Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất, bất chấp những nỗ lực tạo thanh thế của đối thủ Capriles trong suốt thời gian vận động tranh cử, Tổng thống Chavez vẫn duy trì được thế thượng phong với cách biệt từ 10%-19%. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định khả năng đắc cử của hai ứng cử viên là khá ngang nhau dù có phần nghiêng về Tổng thống Chavez.
Theo họ, cả hai ông đều có những lợi thế không thể phủ nhận. Vấn đề là ở vào giai đoạn nước rút của chiến dịch vận động tranh cử, họ có thuyết phục được bộ phận cử tri vẫn còn lưỡng lự hay không.
Sau hơn một năm chữa trị căn bệnh ung thư, Tổng thống Chavez - người luôn có ý tưởng đưa cuộc Cách mạng Boliva đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 ở Venezuela - bước vào cuộc chiến quyết định nhằm tìm kiếm cơ hội tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
Chính khách theo đường lối cánh tả này lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống Venezuela vào năm 1999, sau đó ông tái cử năm 2006.
Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước Venezuela, Tổng thống Chavez đã tập trung phân bổ lại nguồn lợi xuất khẩu dầu mỏ để thực hiện các chính sách xã hội cải thiện đời sống cho những người nghèo.
Các chính sách xã hội là nét nổi bật nhất của chính phủ đương nhiệm, góp phần giảm đáng kể số người nghèo và dưới mức nghèo khổ cũng như giảm tỷ lệ thất nghiệp, cân bằng thu nhập tại Venezuela và đảm bảo mọi người dân tại quốc gia 29 triệu dân này được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế và cung cấp lương thực đầy đủ. Đây cũng là những nhân tố làm nên một Tổng thống Chavez được lòng dân khi hướng tới cộng đồng người nghèo.
Trên trường quốc tế, Tổng thống Chavez đã duy trì được mối bang giao gắn bó với các nước trong khu vực, đặc biệt là Cuba, và các cường quốc khác trên thế giới như Nga, Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Venezuela nhanh chóng trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào cánh tả không ngừng lớn mạnh tại Nam Mỹ những năm đầu thế kỷ 21, đấu tranh vì lợi ích của người nghèo và dần xa rời quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ.
Điều này hoàn toàn khác với tình hình tại khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước khi gần như tất cả các nước Nam Mỹ nói riêng và Mỹ Latinh nói chung đều theo quan điểm của Mỹ trong những vấn đề chính trị.
Chính khách này cũng là một nhà lãnh đạo thức thời với phong cách làm việc hiện đại, công khai, minh bạch và biết tận dụng tối đa sức mạnh của các kênh truyền thông đại chúng.
Ngay từ năm cầm quyền đầu tiên 1999, Tổng thống Chavez đã sử dụng triệt để các kênh thông tin truyền thống để tiếp xúc và trao đổi với người dân. Ông được biết nhiều qua chương trình đối thoại “Alô Tổng thống," ban đầu chỉ phát trên đài phát thanh, nhưng sau đó được phát sóng trực tiếp trên hệ thống truyền hình toàn quốc để tiếp xúc với công chúng cũng như đưa ra những thông báo và giải thích về những chính sách quan trọng của chính phủ.
Tháng Năm vừa qua, tài khoản trên mạng xã hội Twitter của ông đã "cán" mốc 3 triệu người hâm mộ, khiến ông trở thành chính trị gia Mỹ Latinh được nhiều người biết đến nhất qua Twitter.
Trong khi đó, đại diện cho liên minh đối lập, chính khách Capriles, 40 tuổi, sinh ra trong một gia đình giàu có tại thủ đô Caracas. Ông tự nhận mình là một chính khách mang tư tưởng cấp tiến và là người hết sức hâm mộ đường lối của cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva, vốn theo đuổi một đường lối phát triển kinh tế toàn diện, ủng hộ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một chính sách đối ngoại cân bằng.
Ông tham gia vũ đài chính trị từ khá sớm và nhanh chóng thành công với những tố chất của một chính trị gia bẩm sinh. Ông trúng cử nghị sỹ năm 1999 khi mới 25 tuổi. Trên cương vị này, Capriles dễ dàng trở thành vị Chủ tịch trẻ nhất của Hạ viện và tiếp đó là Phó Chủ tịch Thượng viện Venezuela.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2008, ông lần lượt giữ các chức vụ Quận trưởng và Thống đốc bang Miranda cho đến khi được chỉ định làm ứng cử viên chính thức của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Với xuất thân giàu có và sớm gặt hái được những thành công trên chính trường, ông Capriles đã tạo dựng được hình ảnh một chính khách trẻ trung, bản lĩnh. Đó chính là những vũ khí của ông trong cuộc đua này.
Ngoài ra, không thể bỏ qua một "lợi thế" khác của ông Capriles, đó là căn bệnh ung thư của vị Tổng thống đương nhiệm Chavez, vốn là chủ đề gây tranh cãi trong dư luận và giới truyền thông thời gian qua. Đặc biệt, sau những lần ông sang Cuba để phẫu thuật tách bỏ khối u hoặc trị xạ theo phác đồ của các bác sĩ, dư luận lại rộ lên những đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông, thậm chí người ta còn nói về khả năng xấu nhất có thể xảy ra đối với vị đương kim tổng thống này.
Mọi con mắt đang hướng về ngày 7/10 với những dự đoán nhiều khi sai lệch do sự thiên vị của mỗi người đối với từng ứng cử viên. Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận từ trước đến nay đều ghi nhận đương kim Tổng thống Chavez hiện đang chiếm ưu thế, song kết quả cuối cùng sẽ được định đoạt bằng lá phiếu của các cử tri./.
Hồ Phương (TTXVN)