Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Nghị định gồm vi phạm các quy định về điều tra thống kê; vi phạm các quy định về báo cáo thống kê; vi phạm các quy định về phổ biến, xử dụng thông tin thống kê; vi phạm các quy định về lưu trữ tài liệu thống kê.
Theo đó, Nghị định quy định mức cảnh cáo đối với hành vi trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của điều tra viên thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê. Mức phạt đối với hành vi này thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 10 triệu đồng đối với các hành vi: không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê; khai man hoặc ép buộc người khác khai man thông tin trong điều tra.
Sau 15 ngày công bố kết quả điều tra, không gửi cơ sở dữ liệu cuộc điều tra cho cơ quan thống kê có thẩm quyền thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung; không cung cấp trực tuyến nội dung và số liệu điều tra thống kê tới thiết bị truy xuất theo yêu cầu của cơ quan tiến hành điều tra hoặc người thực hiện điều tra thống kê do phương án điều tra thống kê quy định.
Đối với hành vi vi phạm quy định về điều tra thống kê ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng nếu không gửi kết quả điều tra cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
Phạt tiền từ trên 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi điều tra ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước không có quyết định điều tra, phương án điều tra hoặc lợi dụng điều tra thống kê làm phương hại đến lợi ích quốc gia mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu báo cáo thống kê, mức phạt từ 1-3 triệu đồng.
Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hoặc vi phạm quy định về yêu cầu chính xác của báo cáo thống kê, mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất lên đến 20 triệu đồng.
Nghị định cũng nêu rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.
Nghị định thay thế Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ban hành ngày 04/2/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2013./.
Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định tại Nghị định gồm vi phạm các quy định về điều tra thống kê; vi phạm các quy định về báo cáo thống kê; vi phạm các quy định về phổ biến, xử dụng thông tin thống kê; vi phạm các quy định về lưu trữ tài liệu thống kê.
Theo đó, Nghị định quy định mức cảnh cáo đối với hành vi trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của điều tra viên thống kê theo quy định của phương án điều tra thống kê. Mức phạt đối với hành vi này thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 10 triệu đồng đối với các hành vi: không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê; khai man hoặc ép buộc người khác khai man thông tin trong điều tra.
Sau 15 ngày công bố kết quả điều tra, không gửi cơ sở dữ liệu cuộc điều tra cho cơ quan thống kê có thẩm quyền thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung; không cung cấp trực tuyến nội dung và số liệu điều tra thống kê tới thiết bị truy xuất theo yêu cầu của cơ quan tiến hành điều tra hoặc người thực hiện điều tra thống kê do phương án điều tra thống kê quy định.
Đối với hành vi vi phạm quy định về điều tra thống kê ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng nếu không gửi kết quả điều tra cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung.
Phạt tiền từ trên 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi điều tra ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước không có quyết định điều tra, phương án điều tra hoặc lợi dụng điều tra thống kê làm phương hại đến lợi ích quốc gia mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu báo cáo thống kê, mức phạt từ 1-3 triệu đồng.
Vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hoặc vi phạm quy định về yêu cầu chính xác của báo cáo thống kê, mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất lên đến 20 triệu đồng.
Nghị định cũng nêu rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê.
Nghị định thay thế Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ban hành ngày 04/2/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2013./.
(TTXVN)