Ngày 4/6, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tại Việt Nam và Hàn Quốc.”
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, từ năm 1995 đến hết năm 2012, cơ quan này đã giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho 93.000 người lao động. Bình quân mỗi năm có 5.500 người được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó số được hưởng trợ cấp một lần là 3.300 người. Tỷ lệ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bình quân bằng 0,1% số người tham gia bảo hiểm xã hội.
Tính đến cuối năm 2012, số người được hưởng trợ cấp hàng tháng là 46.000 người. Số tiền chi trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 430 tỷ đồng/năm, bằng 11% số thu vào quỹ trong năm 2012. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã quản lý quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hiệu quả. Từ năm 2007 đến năm 2012, quỹ còn dư 12,5 nghìn tỷ đồng, dự tính đến năm 2050, quỹ vẫn đảm bảo đủ chi trả.
Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giúp bảo đảm cho người lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, đồng thời giúp họ ổn định cuộc sống khi bị mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động hiện vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Tình hình tai nạn lao động tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây làm thiệt hại lớn về sinh mạng, sức khỏe của người lao động và tài sản, đặc biệt chi phí điều trị, phục hồi chức năng và trợ cấp đền bù cho người bị nạn lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm. Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cũng còn gặp không ít khó khăn do vấn đề cơ chế chính sách và thủ tục hành chính gây ra.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết: quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các văn bản hiện hành vẫn còn chưa cụ thể nên chưa giải quyết được hoặc giải quyết không thống nhất như người lao động tham gia các phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ… do cơ quan tổ chức mà bị tai nạn hay người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc nhưng không thực hiện công việc được phân công hàng ngày…
Một số trường hợp bị tai nạn được coi là tai nạn lao động, thủ tục hồ sơ xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không, các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang… Thủ tục hồ sơ giải quyết tai nạn lao động cũng còn rất khó khăn, nhất là trường hợp tai nạn giao thông.
Tại hội thảo, hai bên đã cùng trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách và thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tại Việt Nam và Hàn Quốc, gợi mở những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt hơn chính sách đền bù cho người lao động trong thời gian tới.
Theo đại diện Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc, để nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bên cạnh việc thực hiện Luật thu phí bảo hiểm và áp dụng mô hình hệ thống ngăn chặn thiếu sót tham gia bảo hiểm ngay từ khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, Hàn Quốc còn tập trung tuyên truyền 1 năm 2 lần nhằm thu hút các đối tượng tham gia tự nguyện và giảm bớt những khu vực ít tham gia bảo hiểm thông qua hàng loạt hoạt động quảng bá đa dạng và tích cực; trao thưởng cho cơ quan có thành tích xuất sắc về tham gia bảo hiểm trong thời gian tuyên truyền tập trung và thực hiện tư vấn cho các cơ quan có thành tích kém.
Tuy nhiên, bảo hiểm tai nạn lao động của Hàn Quốc cũng gặp thách thức không nhỏ trong việc mở rộng đối tượng tham gia là người làm việc trong các ngành nghề đặc thù. Cơ quan này dự kiến sẽ xây dựng danh sách ngành nghề để mở rộng áp dụng trên cơ sở xem xét và cân nhắc tổng hợp vấn đề xã hội, mức độ nguy hiểm xảy ra tai nạn, điều tra thực trạng cung cấp sức lao động tùy theo từng ngành nghề./.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, từ năm 1995 đến hết năm 2012, cơ quan này đã giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho 93.000 người lao động. Bình quân mỗi năm có 5.500 người được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó số được hưởng trợ cấp một lần là 3.300 người. Tỷ lệ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bình quân bằng 0,1% số người tham gia bảo hiểm xã hội.
Tính đến cuối năm 2012, số người được hưởng trợ cấp hàng tháng là 46.000 người. Số tiền chi trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 430 tỷ đồng/năm, bằng 11% số thu vào quỹ trong năm 2012. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã quản lý quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hiệu quả. Từ năm 2007 đến năm 2012, quỹ còn dư 12,5 nghìn tỷ đồng, dự tính đến năm 2050, quỹ vẫn đảm bảo đủ chi trả.
Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giúp bảo đảm cho người lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, đồng thời giúp họ ổn định cuộc sống khi bị mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động hiện vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Tình hình tai nạn lao động tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây làm thiệt hại lớn về sinh mạng, sức khỏe của người lao động và tài sản, đặc biệt chi phí điều trị, phục hồi chức năng và trợ cấp đền bù cho người bị nạn lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm. Việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cũng còn gặp không ít khó khăn do vấn đề cơ chế chính sách và thủ tục hành chính gây ra.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết: quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các văn bản hiện hành vẫn còn chưa cụ thể nên chưa giải quyết được hoặc giải quyết không thống nhất như người lao động tham gia các phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ… do cơ quan tổ chức mà bị tai nạn hay người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc nhưng không thực hiện công việc được phân công hàng ngày…
Một số trường hợp bị tai nạn được coi là tai nạn lao động, thủ tục hồ sơ xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không, các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang… Thủ tục hồ sơ giải quyết tai nạn lao động cũng còn rất khó khăn, nhất là trường hợp tai nạn giao thông.
Tại hội thảo, hai bên đã cùng trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách và thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tại Việt Nam và Hàn Quốc, gợi mở những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt hơn chính sách đền bù cho người lao động trong thời gian tới.
Theo đại diện Cơ quan Phúc lợi và đền bù cho người lao động Hàn Quốc, để nâng cao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bên cạnh việc thực hiện Luật thu phí bảo hiểm và áp dụng mô hình hệ thống ngăn chặn thiếu sót tham gia bảo hiểm ngay từ khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, Hàn Quốc còn tập trung tuyên truyền 1 năm 2 lần nhằm thu hút các đối tượng tham gia tự nguyện và giảm bớt những khu vực ít tham gia bảo hiểm thông qua hàng loạt hoạt động quảng bá đa dạng và tích cực; trao thưởng cho cơ quan có thành tích xuất sắc về tham gia bảo hiểm trong thời gian tuyên truyền tập trung và thực hiện tư vấn cho các cơ quan có thành tích kém.
Tuy nhiên, bảo hiểm tai nạn lao động của Hàn Quốc cũng gặp thách thức không nhỏ trong việc mở rộng đối tượng tham gia là người làm việc trong các ngành nghề đặc thù. Cơ quan này dự kiến sẽ xây dựng danh sách ngành nghề để mở rộng áp dụng trên cơ sở xem xét và cân nhắc tổng hợp vấn đề xã hội, mức độ nguy hiểm xảy ra tai nạn, điều tra thực trạng cung cấp sức lao động tùy theo từng ngành nghề./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)