Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thuộcTổng cục Du lịch, sản phẩm du lịch biển “xanh" là những sản phẩm du lịch có hàm lượng cao các yếu tố; đặc biệt là dịch vụ, thân thiện với môi trường, được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Như vậy, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển được xem là “xanh” nếu du khách được lưu trú ở những cơ sở có kiến trúc truyền thống, với các tiện nghi và cảnh quan phù hợp với tự nhiên; có sử dụng các vật liệu địa phương và các nguồn năng lượng thay thế; có ứng dụng công nghệ phù hợp với nguyên tắc “3R,” nghĩa là tiết kiệm-tái sử dụng-tái chế. Đồng thời, du khách có được những trải nghiệm tốt về văn hóa bản địa và các giá trị tự nhiên ở điểm đến, thông qua những diễn giải môi trường có trách nhiệm.
Ngoài những yếu tố trên, chất lượng và tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch “xanh” nói riêng sẽ phụ thuộc vào chất lượng môi trường và hệ sinh thái nơi sản phẩm du lịch đó được xây dựng. Thông thường những sản phẩm du lịch được phát triển ở những điểm đến còn nguyên sơ, chưa có sự tác động mạnh của con người, cũng như ở những điểm đến có cảnh quan đẹp, môi trường được bảo vệ tốt sẽ có nhiều ưu thế để trở thành những sản phẩm du lịch “xanh.”
Mặc dù Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có những định hướng cho hoạt động phát triển du lịch biển đặc thù, nhất là sản phẩm du lịch “xanh,” song nhiều năm qua nhiều tài nguyên du lịch biển không được khai thác một cách hợp lý, thậm chí còn bị biến dạng bởi những ý tưởng thiếu căn cứ khoa học.
Ví dụ như du lịch biển Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh, nơi cảnh quan tự nhiên được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, nhưng đã và đang bị biến dạng bởi sự phát triển những bãi biển nhân tạo ở Tuần Châu, sự thu hẹp không gian Vịnh Hạ Long do các công trình dịch vụ du lịch, hệ thống chiếu sáng trong hang động...
Đặc biệt, tính “xanh” trong các dịch vụ ở đây như vận chuyển hành khách trên Vịnh, dịch vụ lưu trú... chưa được nhìn nhận và thể hiện một cách đầy đủ để lồng ghép vào các tour du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, tạo ra tính “xanh” của sản phẩm du lịch này.
Theo kết quả điều tra về việc phát triển sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò ở các công ty lữ hành Hà Nội trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước về “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam,” đã xác định có tới trên 60% số các sản phẩm du lịch được quảng bá là trùng lặp. Tình trạng này cũng khá phổ biến đối với việc xây dựng các “khách sạn-resots” tại các khu du lịch, thậm chí các khu du lịch khá nổi tiếng như Phan Thiết-Mũi Né ở tỉnh Bình Thuận, Phú Quốc ở tỉnh Kiên Giang.
Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương cho biết thực trạng về phát triển sản phẩm du lịch biển của Việt Nam không đúng với bản chất cùng với tình trạng thiếu vắng những sản phẩm du lịch biển “xanh” đặc thù, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, tính hấp dẫn du lịch của các điểm đến “du lịch biển Việt Nam,” trong đó yếu tố sản phẩm được xem là yếu tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tình trạng này cũng tương tự như khi nói đến tính cạnh tranh, hấp dẫn du lịch của các vùng miền, địa phương ven biển.
Do đó, giải pháp đầu tiên để phát triển sản phẩm du lịch biển “xanh” đặc thù Việt Nam trong thời gian tới, đó là cần nâng cao nhận thức xã hội cho các nhà quản lý các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch biển “xanh.” Từ nhận thức đúng sẽ chuyển hóa thành hành động cụ thể trong hoạt động tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, trong thẩm định các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch ở các cấp, từ địa phương đến vùng ven biển trên phạm vi toàn quốc.
Mặt khác, trên cơ sở định hướng chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án về phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020, cần xây dựng một số chương trình hành động cụ thể phát triển các sản phẩm du lịch biển “xanh” đặc thù cho từng khu vực ven biển.
Theo đó, phải đánh giá lại toàn diện có tính hệ thống về các sản phẩm du lịch biển Việt nam, từ đó xác định rõ sản phẩm du lịch nào cần được nâng cấp hoàn thiện và phát triển mới theo hướng “xanh.”
Cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch này; chú trọng sự hợp tác, tham vấn với các cơ quan quản lý và tư vấn Trung ương, đi đôi với tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực là Thái Lan, Malaysia, Indonesia với hình ảnh và điểm đến rõ nét.
Ngay từ bây giờ, Việt Nam phải chú trọng đầu tư phát triển du lịch “xanh” gắn với việc gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; khẳng định rõ môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị hưởng thụ du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường./.
Như vậy, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển được xem là “xanh” nếu du khách được lưu trú ở những cơ sở có kiến trúc truyền thống, với các tiện nghi và cảnh quan phù hợp với tự nhiên; có sử dụng các vật liệu địa phương và các nguồn năng lượng thay thế; có ứng dụng công nghệ phù hợp với nguyên tắc “3R,” nghĩa là tiết kiệm-tái sử dụng-tái chế. Đồng thời, du khách có được những trải nghiệm tốt về văn hóa bản địa và các giá trị tự nhiên ở điểm đến, thông qua những diễn giải môi trường có trách nhiệm.
Ngoài những yếu tố trên, chất lượng và tính hấp dẫn của một sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch “xanh” nói riêng sẽ phụ thuộc vào chất lượng môi trường và hệ sinh thái nơi sản phẩm du lịch đó được xây dựng. Thông thường những sản phẩm du lịch được phát triển ở những điểm đến còn nguyên sơ, chưa có sự tác động mạnh của con người, cũng như ở những điểm đến có cảnh quan đẹp, môi trường được bảo vệ tốt sẽ có nhiều ưu thế để trở thành những sản phẩm du lịch “xanh.”
Mặc dù Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có những định hướng cho hoạt động phát triển du lịch biển đặc thù, nhất là sản phẩm du lịch “xanh,” song nhiều năm qua nhiều tài nguyên du lịch biển không được khai thác một cách hợp lý, thậm chí còn bị biến dạng bởi những ý tưởng thiếu căn cứ khoa học.
Ví dụ như du lịch biển Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh, nơi cảnh quan tự nhiên được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, nhưng đã và đang bị biến dạng bởi sự phát triển những bãi biển nhân tạo ở Tuần Châu, sự thu hẹp không gian Vịnh Hạ Long do các công trình dịch vụ du lịch, hệ thống chiếu sáng trong hang động...
Đặc biệt, tính “xanh” trong các dịch vụ ở đây như vận chuyển hành khách trên Vịnh, dịch vụ lưu trú... chưa được nhìn nhận và thể hiện một cách đầy đủ để lồng ghép vào các tour du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, tạo ra tính “xanh” của sản phẩm du lịch này.
Theo kết quả điều tra về việc phát triển sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò ở các công ty lữ hành Hà Nội trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước về “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam,” đã xác định có tới trên 60% số các sản phẩm du lịch được quảng bá là trùng lặp. Tình trạng này cũng khá phổ biến đối với việc xây dựng các “khách sạn-resots” tại các khu du lịch, thậm chí các khu du lịch khá nổi tiếng như Phan Thiết-Mũi Né ở tỉnh Bình Thuận, Phú Quốc ở tỉnh Kiên Giang.
Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương cho biết thực trạng về phát triển sản phẩm du lịch biển của Việt Nam không đúng với bản chất cùng với tình trạng thiếu vắng những sản phẩm du lịch biển “xanh” đặc thù, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, tính hấp dẫn du lịch của các điểm đến “du lịch biển Việt Nam,” trong đó yếu tố sản phẩm được xem là yếu tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tình trạng này cũng tương tự như khi nói đến tính cạnh tranh, hấp dẫn du lịch của các vùng miền, địa phương ven biển.
Do đó, giải pháp đầu tiên để phát triển sản phẩm du lịch biển “xanh” đặc thù Việt Nam trong thời gian tới, đó là cần nâng cao nhận thức xã hội cho các nhà quản lý các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm du lịch biển “xanh.” Từ nhận thức đúng sẽ chuyển hóa thành hành động cụ thể trong hoạt động tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, trong thẩm định các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch ở các cấp, từ địa phương đến vùng ven biển trên phạm vi toàn quốc.
Mặt khác, trên cơ sở định hướng chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án về phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020, cần xây dựng một số chương trình hành động cụ thể phát triển các sản phẩm du lịch biển “xanh” đặc thù cho từng khu vực ven biển.
Theo đó, phải đánh giá lại toàn diện có tính hệ thống về các sản phẩm du lịch biển Việt nam, từ đó xác định rõ sản phẩm du lịch nào cần được nâng cấp hoàn thiện và phát triển mới theo hướng “xanh.”
Cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch này; chú trọng sự hợp tác, tham vấn với các cơ quan quản lý và tư vấn Trung ương, đi đôi với tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực là Thái Lan, Malaysia, Indonesia với hình ảnh và điểm đến rõ nét.
Ngay từ bây giờ, Việt Nam phải chú trọng đầu tư phát triển du lịch “xanh” gắn với việc gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; khẳng định rõ môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị hưởng thụ du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)