Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 7/6, phát biểu tại Đại hội đồng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) lần thứ 101, diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva của Thụy Sĩ, trưởng đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam.
Cũng giống như nhiều nước khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm trầm trọng thêm tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là đối với thanh niên.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chương trình việc làm thanh niên với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; trong đó, vấn đề tạo việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, lập nghiệp, nâng cao kỹ năng nghề, định hướng nghề nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên là những mục tiêu cơ bản của chương trình này.
Việt Nam cùng với các tổ chức đối tác xã hội và ILO đã ký kết Chương trình hợp tác quốc gia về xúc tiến việc làm bền vững lần thứ hai (giai đoạn 2012-2016), tập trung vào ba mục tiêu chiến lược bao gồm cải thiện chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng thông qua nguồn nhân lực có chất lượng cao, việc làm bền vững và phát triển doanh nghiệp bền vững; thúc đẩy tăng trưởng công bằng và toàn diện thông qua an sinh xã hội và giải quyết các nhu cầu về việc làm bền vững cho các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương; và củng cố các thế chế và quản trị thị trường lao động.
Việt Nam hoan nghênh việc thảo luận báo cáo “để quá trình toàn cầu hóa có một diện mạo nhân văn,” trong đó phác họa bức tranh tổng quan về luật pháp và thực tiễn về các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động tại các quốc gia thành viên; đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm, chia sẻ các sáng kiến tốt đã được áp dụng ở các nước nhằm thúc đẩy các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động.
Thứ trưởng cũng cho biết trong những năm qua Việt Nam luôn nỗ lực mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng Chính phủ Việt Nam không cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội.
Đại hội đồng ILO lần thứ 101, diễn ra từ ngày 30/5-13/6, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ hơn bao giờ hết, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn gấp ba lần so với lao động lớn tuổi và hiện có tới 75 triệu thanh niên trên toàn thế giới đang tìm kiếm việc làm.
Hơn 5.000 đại biểu đến từ 185 quốc gia thành viên đã tham gia sự kiện quan trọng này, để thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng việc làm của thanh niên do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, các nguyên tắc và quyền lợi cơ bản trong lao động, những khuyến nghị mới về sàn an sinh xã hội.
Trong khuôn khổ tham dự kỳ họp, đoàn đại biểu Việt Nam cũng đã có buổi làm việc với tân Tổng giám đốc ILO Guy Ryder, người vừa được bầu vào vị trí này ngày 28/5 vừa qua và sẽ thay thế Giám đốc đương nhiệm Juan Somavia vào tháng Chín năm nay.
Đoàn còn có các cuộc tiếp xúc với trưởng đoàn đại biểu các nước ASEAN và gặp song phương với một số nước khác./.
Cũng giống như nhiều nước khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm trầm trọng thêm tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam, đặc biệt là đối với thanh niên.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chương trình việc làm thanh niên với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; trong đó, vấn đề tạo việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, lập nghiệp, nâng cao kỹ năng nghề, định hướng nghề nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên là những mục tiêu cơ bản của chương trình này.
Việt Nam cùng với các tổ chức đối tác xã hội và ILO đã ký kết Chương trình hợp tác quốc gia về xúc tiến việc làm bền vững lần thứ hai (giai đoạn 2012-2016), tập trung vào ba mục tiêu chiến lược bao gồm cải thiện chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng thông qua nguồn nhân lực có chất lượng cao, việc làm bền vững và phát triển doanh nghiệp bền vững; thúc đẩy tăng trưởng công bằng và toàn diện thông qua an sinh xã hội và giải quyết các nhu cầu về việc làm bền vững cho các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương; và củng cố các thế chế và quản trị thị trường lao động.
Việt Nam hoan nghênh việc thảo luận báo cáo “để quá trình toàn cầu hóa có một diện mạo nhân văn,” trong đó phác họa bức tranh tổng quan về luật pháp và thực tiễn về các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động tại các quốc gia thành viên; đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm, chia sẻ các sáng kiến tốt đã được áp dụng ở các nước nhằm thúc đẩy các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động.
Thứ trưởng cũng cho biết trong những năm qua Việt Nam luôn nỗ lực mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng Chính phủ Việt Nam không cắt giảm chi tiêu cho an sinh xã hội.
Đại hội đồng ILO lần thứ 101, diễn ra từ ngày 30/5-13/6, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm tồi tệ hơn bao giờ hết, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn gấp ba lần so với lao động lớn tuổi và hiện có tới 75 triệu thanh niên trên toàn thế giới đang tìm kiếm việc làm.
Hơn 5.000 đại biểu đến từ 185 quốc gia thành viên đã tham gia sự kiện quan trọng này, để thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng việc làm của thanh niên do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, các nguyên tắc và quyền lợi cơ bản trong lao động, những khuyến nghị mới về sàn an sinh xã hội.
Trong khuôn khổ tham dự kỳ họp, đoàn đại biểu Việt Nam cũng đã có buổi làm việc với tân Tổng giám đốc ILO Guy Ryder, người vừa được bầu vào vị trí này ngày 28/5 vừa qua và sẽ thay thế Giám đốc đương nhiệm Juan Somavia vào tháng Chín năm nay.
Đoàn còn có các cuộc tiếp xúc với trưởng đoàn đại biểu các nước ASEAN và gặp song phương với một số nước khác./.
(TTXVN)