Ngày 23/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu Báo cáo đánh giá tình hình giới của Việt Nam do WB thực hiện.
Theo ông Daniel Mont, chuyên gia cao cấp của WB, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề giới trong giáo dục, lao động và việc làm. Chênh lệch thu nhập xét theo giới tính ở Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á.
Khoảng cách về giới tại cấp giáo dục tiểu học đã được xóa bỏ, nữ giới đã bắt kịp, thậm chí còn vượt nam giới trong việc đạt được văn bằng đại học, cao đẳng. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi giảm một cách đáng kể, tỷ lệ tử vong của sản phụ cũng giảm từ 233 ca xuống còn 85 ca tử vong/100.000 ca đẻ thành công từ năm 1990-2004.
Bên cạnh đó, theo ông Daniel Mont, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về giới. Phụ nữ lớn tuổi ở nông thôn vẫn chiếm đa số trong số người nghèo. Vấn đề HIV/AIDS và bạo lực dựa trên cơ sở giới vẫn còn ở mức cao trong khi tình trạng chênh lệch giới khi sinh có xu hướng tăng. Phụ nữ vẫn thường làm các công việc dễ bị tổn thương, tỷ lệ tham gia vào lĩnh vực chính trị còn thấp.
Báo cáo của WB đã đề xuất bốn nhóm khuyến nghị giúp Việt Nam tiếp tục hướng tới bình đẳng giới gồm các cấp chính quyền và các ban, ngành cần tăng cường thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới; giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường hoạt động đào tạo và các cơ chế khuyến khích phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau; quy định tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho nam giới và nữ giới như nhau để nữ giới tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị.
Ông Nguyễn Hữu Minh, Viện Gia đình và Giới cho rằng, với việc sử dụng các phương pháp phân tích về vấn đề giới một cách phù hợp, bản báo cáo đã thể hiện sự cân đối trong đánh giá thành tựu và thách thức, nêu ra một số khuyến nghị khả thi hướng tới bình đẳng giới trong những năm sắp tới, nhất là những biện pháp xuyên suốt.
Tuy nhiên, theo ông Minh, sự khác biệt giới được bản báo cáo nêu lên quá nhiều, không phải tất cả những khác biệt giới đều là bất bình đẳng giới. Do đó, cần chỉ ra một cách rõ ràng để có hướng khắc phục.
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, báo cáo là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến bình đẳng giới, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (MIC)./.
Theo ông Daniel Mont, chuyên gia cao cấp của WB, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề giới trong giáo dục, lao động và việc làm. Chênh lệch thu nhập xét theo giới tính ở Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á.
Khoảng cách về giới tại cấp giáo dục tiểu học đã được xóa bỏ, nữ giới đã bắt kịp, thậm chí còn vượt nam giới trong việc đạt được văn bằng đại học, cao đẳng. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi giảm một cách đáng kể, tỷ lệ tử vong của sản phụ cũng giảm từ 233 ca xuống còn 85 ca tử vong/100.000 ca đẻ thành công từ năm 1990-2004.
Bên cạnh đó, theo ông Daniel Mont, Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về giới. Phụ nữ lớn tuổi ở nông thôn vẫn chiếm đa số trong số người nghèo. Vấn đề HIV/AIDS và bạo lực dựa trên cơ sở giới vẫn còn ở mức cao trong khi tình trạng chênh lệch giới khi sinh có xu hướng tăng. Phụ nữ vẫn thường làm các công việc dễ bị tổn thương, tỷ lệ tham gia vào lĩnh vực chính trị còn thấp.
Báo cáo của WB đã đề xuất bốn nhóm khuyến nghị giúp Việt Nam tiếp tục hướng tới bình đẳng giới gồm các cấp chính quyền và các ban, ngành cần tăng cường thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới; giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường hoạt động đào tạo và các cơ chế khuyến khích phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau; quy định tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho nam giới và nữ giới như nhau để nữ giới tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị.
Ông Nguyễn Hữu Minh, Viện Gia đình và Giới cho rằng, với việc sử dụng các phương pháp phân tích về vấn đề giới một cách phù hợp, bản báo cáo đã thể hiện sự cân đối trong đánh giá thành tựu và thách thức, nêu ra một số khuyến nghị khả thi hướng tới bình đẳng giới trong những năm sắp tới, nhất là những biện pháp xuyên suốt.
Tuy nhiên, theo ông Minh, sự khác biệt giới được bản báo cáo nêu lên quá nhiều, không phải tất cả những khác biệt giới đều là bất bình đẳng giới. Do đó, cần chỉ ra một cách rõ ràng để có hướng khắc phục.
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, báo cáo là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến bình đẳng giới, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (MIC)./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)