Ngày 27/3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Trung tâm Rà phá bom mìn nhân đạo quóc tế Geneva (GICHD) đã tổ chức Tọa đàm khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
Các đại biểu tham gia tọa đàm đã thảo luận về tình hình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh cũng như những thách thức trong công tác điều tra, khảo sát, rà soát bom mìn vật nổ của Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh nhấn mạnh: “Hậu quả của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh là rất nặng nề, tàn khốc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến an toàn sinh mạng, đến phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo. Vì lý do đó, chúng ta cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng trong nước, quốc tế, tăng cường hợp tác và thúc đẩy quan hệ đối tác trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.”
Đại sứ Na Uy ông Stale Torstein Risa đã đánh giá cao những thành quả Việt Nam đạt được trong buổi tọa đàm. Tuy nhiên, Đại sứ Stale Torstein Risa cũng cho rằng Việt Nam còn nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch khắc phục bom mìn quốc gia.
Đồng tình với Đại sứ Stale Torstein Risa, Giám đốc GICHD ông Stephan Husy nhận xét: “Việt Nam là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vì cho đến hiện tại, phần lớn nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là từ nguồn ngân sách quốc gia.”
Vì vậy, Đại sứ Stephan Husy cũng bày tỏ mong muốn hỗ trợ những nỗ lực này của Việt Nam đồng thời cũng sẽ học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả mom nìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Cũng trong ngày 27/3, GICHD, Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Biên bản ghi nhớ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hoà nhập cộng đồng, tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, rà phá bom mìn, hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về khắc phục bom mìn.../.
Các đại biểu tham gia tọa đàm đã thảo luận về tình hình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh cũng như những thách thức trong công tác điều tra, khảo sát, rà soát bom mìn vật nổ của Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh nhấn mạnh: “Hậu quả của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh là rất nặng nề, tàn khốc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến an toàn sinh mạng, đến phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo. Vì lý do đó, chúng ta cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng trong nước, quốc tế, tăng cường hợp tác và thúc đẩy quan hệ đối tác trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.”
Đại sứ Na Uy ông Stale Torstein Risa đã đánh giá cao những thành quả Việt Nam đạt được trong buổi tọa đàm. Tuy nhiên, Đại sứ Stale Torstein Risa cũng cho rằng Việt Nam còn nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch khắc phục bom mìn quốc gia.
Đồng tình với Đại sứ Stale Torstein Risa, Giám đốc GICHD ông Stephan Husy nhận xét: “Việt Nam là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vì cho đến hiện tại, phần lớn nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là từ nguồn ngân sách quốc gia.”
Vì vậy, Đại sứ Stephan Husy cũng bày tỏ mong muốn hỗ trợ những nỗ lực này của Việt Nam đồng thời cũng sẽ học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác khắc phục hậu quả mom nìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Cũng trong ngày 27/3, GICHD, Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Biên bản ghi nhớ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hoà nhập cộng đồng, tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, rà phá bom mìn, hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về khắc phục bom mìn.../.
Việt Nam đang thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Chương trình 504). Ban chỉ đạo 504 đã soạn xong dự thảo Bộ tiêu chuẩn khắc phục hậu quả bom mìn và đang tiếp tục tổ chức thực hiện dự án "Điều tra, lập bản đồ bom mìn toàn quốc" (đã hoàn thành việc lập bản đồ tại 49/63 tỉnh vào năm 2012). Để khắc phục hậu quả bom mìn và an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn, Việt Nam rất cần sự ủng hộ để huy động và tập trung ưu tiên nguồn lực trong nước, quốc tế cho chương trình. Trước mắt đến năm 2025, Việt Nam cần huy động khoản kinh phí khoảng 14.000 tỷ đồng (tương đương 700 triệu USD) để khắc phục hậu quả bom mìn./. |
Hồng Kiều (Vietnam+)