Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng chứng minh năng lực trong kiểm soát mọi sản phẩm thuốc lá, từ thuốc lá điếu, xì gà đến các loại khác.
Điều này thể hiện ở thành tựu giảm cung, cầu và giảm tác hại, cũng như ngăn chặn giới trẻ.
Kết quả này cũng cho thấy các cơ quan chức năng của Việt Nam có thể không thua kém các quốc gia khác trong việc kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới đã được xác định là thuốc lá, như thuốc lá làm nóng.
Nội lực trong quản lý các sản phẩm là “thuốc lá”
Tại các kỳ họp giữa các bộ ngành, nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội cho rằng việc xác định thuốc lá làm nóng có phải là sản phẩm thuốc lá hay không là không còn cần thiết.
Định nghĩa “thuốc lá làm nóng là thuốc lá” đã được ghi rõ trong các văn bản, công ước quốc tế, cụ thể là nghị quyết Kỳ họp COP8 (2018) giữa hơn 180 nước thành viên Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngoài ra, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Liên minh EU, Tổ chức ISO, v.v cũng xác định thuốc lá làm nóng là thuốc lá.
Tham gia FCTC từ năm 2004, Việt Nam có thể dùng Công ước này làm căn cứ để đưa ra quyết định quản lý thuốc lá làm nóng trong nước.
Các luật hiện hành như Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Phòng, chống tác hại của thuốc lá), Luật Đầu tư, Luật Quản lý Ngoại thương, Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt... cùng các biên bản pháp lý, cam kết quốc tế của Việt Nam đều công nhận thuốc lá là mặt hàng được kinh doanh hợp pháp.
Tại Tọa đàm “Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá” ngày 1/8 vừa qua, đại diện Bộ Khoa học-Công nghệ, ông Lê Thành Hưng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, cho rằng vì thuốc lá làm nóng là một sản phẩm thuốc lá nên WHO khuyến cáo cần phải quản lý thận trọng.
“Quan điểm này của WHO cần được làm rõ ở Việt Nam để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, cực đoan về sản phẩm thuốc lá làm nóng,” ông Hưng nói.
Hiện có 175 nước không cấm thuốc lá làm nóng. Trong số khoảng trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đang quy định cấm thuốc lá mới thì chưa có quốc gia nào cấm với lý do sản phẩm này chứa ma túy, chất cấm, hoặc độc hại hơn thuốc lá điếu.
Tại Việt Nam, về hệ thống pháp lý, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã bao hàm toàn diện các phạm vi liên quan đến đời sống, xã hội nhằm ngăn ngừa tác hại của thuốc lá lên cộng đồng, giới trẻ.
Cụ thể, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã quy định cấm mọi hoạt động thương mại, sử dụng thuốc lá đối với người dưới 18 tuổi.
Luật cũng cấm quảng cáo, tài trợ, sử dụng hình ảnh thuốc lá trên mọi phương tiện, ấn phẩm đại trà.
Hành vi hút thuốc tại nơi cấm thuốc lá cũng có các mức phạt cụ thể theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, từ 200.000-500.000 đồng.
Về năng lực quản lý, mặc dù thị trường Việt Nam từ lâu đã có đa dạng chủng loại thuốc lá, từ thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà, thuốc lá cuốn… đến các loại khác, nhưng cho đến nay kết quả kiểm soát thuốc lá vẫn được ghi nhận tích cực từ báo cáo của các cơ quan, bộ ngành liên quan.
Từ quan điểm “thuốc lá làm nóng chỉ khác thuốc lá điếu về cách sử dụng, đó là dùng thiết bị điện tử để làm nóng thay vì dùng bật lửa để đốt cháy điếu thuốc, nhưng cả hai đều được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá tự nhiên,” nhiều Đại biểu Quốc hội và các chuyên gia bảo vệ ý kiến cho rằng việc quản lý thuốc lá làm nóng như là một sản phẩm thuốc lá phù hợp với quy định quy định pháp luật và và năng lực của Việt Nam.
Thuốc lá là ngành hàng được Nhà nước trực tiếp kiểm soát.
Một trong những quan ngại luôn được WHO cảnh báo đó là các quốc gia cần cẩn trọng với sự can thiệp của ngành hàng thuốc lá. WHO lo ngại các doanh nghiệp sẽ thu hút giới trẻ bằng những sản phẩm mới hấp dẫn để trẻ hóa thế hệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá và nicotine.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam khác với các nước, khi ngành thuốc lá được quản lý dưới sự điều tiết của Chính phủ.
Thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện, được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước.
Toàn bộ hoặc phần lớn vốn điều lệ của các công ty thuốc lá là do Nhà nước nắm giữ, kể cả trong các công ty liên doanh với nước ngoài.
Việc nhập khẩu, sản xuất về sản lượng và quy định kinh doanh cũng chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Chính phủ.
Các doanh nghiệp Nhà nước phải báo cáo thường kỳ với Chính phủ về mức độ tuân thủ đúng với luật định.
Do vậy, quan điểm Việt Nam không đủ năng lực hoặc nếu quản lý thuốc lá làm nóng sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát thuốc lá của quốc gia được cho là chưa đủ căn cứ và chưa nhìn nhận đúng mức những thành tựu và khả năng hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực kiểm soát thuốc lá trong tương lai của Việt Nam.
Từ góc độ quản lý thị trường, ông Kiều Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách-Pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, đề xuất: “Trong bối cảnh hiện nay, nên có cách tiếp cận mở hơn. Phải tìm cách quản lý, có khung pháp luật phù hợp để điều chỉnh, đảm bảo thuốc lá mới phát triển theo đúng định hướng chúng ta mong muốn”./.
Quản lý thuốc lá mới: Kinh nghiệm từ các nước đi trước trong khu vực
Trước sự hiện diện của thuốc lá làm nóng và các loại thuốc lá thế hệ mới khác, 3 quốc gia Thái Lan, Philippines, Việt Nam đã có hướng ứng xử khác nhau và chứng kiến kết quả khác nhau sau 10 năm.