Đây là chuyếnthăm đầu tiên tới Liên bang Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể từkhi được bầu lại giữ chức Thủ tướng Chính phủ và là chuyến thăm thứ 3tới Liên bang Myanmar kể từ năm 2007.
Myanmarlà nước có quan hệ rất sớm với Việt Nam. Chính phủ và nhân dân Myanmarluôn luôn dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ trong hai cuộc đấu tranhchống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong côngcuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Sau khi Việt Nam giành đượcthắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam Việt Nam thống nhất đất nước,hai nước đã nâng quan hệ Tổng Lãnh sự lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ(28/5/1975). Năm 2010, hai bên cũng đã trọng thể kỷ niệm 35 năm ngàythiết lập quan hệ ngoại giao (28/5/1975-28/5/2010).
Trong những năm qua, hai nước đã tích cực củng cố và thúc đẩy quan hệhữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt. Nhiều chuyến thăm cấp caolẫn nhau đã được tiến hành, đặc biệt, chuyến thăm Myanmar của Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng (4/2010) đã đưa quan hệ hai nước lên một tầmcao mới. Quan hệ kinh tế-thương mại có những bước phát triển tích cực.
Trong năm 2010, quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư hai nước có bước pháttriển mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn152 triệu USD tăng 54% so với năm 2009; tổng đầu tư của doanh nghiệpViệt Nam đã đăng ký tính đến hết năm 2010 đã đạt 500 triệu USD. Kimngạch thương mại hai chiều năm 2011 ước đạt 180 triệu USD (tăng 18,4% sovới 2010, trong đó Việt Nam nhập khẩu 90 triệu USD hàng hóa từMyanmar). Riêng 10 tháng của năm nay, kim ngạch hai chiều đạt khoảng140 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ 2010, Việt Nam nhập khoảng 70triệu USD hàng hóa của Myanmar).
Hai bên đãthiết lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoahọc-kỹ thuật (1994) và Tham khảo Chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoạigiao (2005). Tại kỳ họp gần đây nhất (tháng 11/2010), hai bên đã bànnhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về nông-lâm-nghiệp, thủysản, giao thông-vận tải, năng lượng, thông tin, y tế, văn hóa, giáo dục,thể thao, du lịch và khoa học công nghệ.
Tham khảo Chính trị thườngniên giữa hai Bộ Ngoại giao đã tiến hành được 6 kỳ. Tại các kỳ họp, haibên thường thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước; trao đổi ý kiến vềnhững biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là việcthực hiện các thỏa thuận cấp cao. Hai bên cũng đã tổ chức Hội chợ Thươngmại hàng năm để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Ngoài các quan hệ hợp tác song phương, hai nướccòn hợp tác tốt trong khuôn khổ ASEAN, một số tổ chức khu vực và quốc tếnhư hợp tác Tiểu vùng Mekong (GMS); Chiến lược phát triển kinh tế 3dòng sông (ACMECS); Hợp tác Việt Nam-Campuchia-Lào-Myanmar (CLMV)...Hai nước có quan điểm gần gũi, thường xuyên phối hợp và ủng hộ nhau trêncác diễn đàn quốc tế và khu vực.
Các hiệp định,thỏa thuận về kinh tế đã ký kết như Hiệp định vận chuyển hàng không dândụng (8/1977), Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương giữa hainước (5/1994), Hiệp định thương mại (5/1994), Hiệp định Hợp tác Du lịch(5/1994), Hiệp định Vận chuyển hàng không (10/1995), Thỏa thuận hợp tácgiữa Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam và Bộ Tôn giáo Liên bang Myanmar(12/2009), Tuyên bố chung về hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên (nôngnghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễnthông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng, hợp tác thương mại và đầu tư) (4/2010).
Trước đó, ngày 19/12/2011 cũng tại thủ đô Naypyidaw sẽ diễn racuộc họp Nhóm công tác lần cuối cùng chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh cácnước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS-4). Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày20/12/2011 có chủ đề “Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác pháttriển chiến lược Tiểu vùng Mekong mở rộng" với sự tham dự của lãnh đạo 6nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) là Campuchia, Lào, Myanmar,Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Các nhà Lãnh đạo GMS sẽ nghe báo cáokết quả Hội nghị đầu tư và kinh doanh GMS, chứng kiến Lễ bàn giao chứcChủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp GMS, tham dự phiên họp kín, chứng kiến Lễký kết các Biên bản ghi nhớ và Tuyên bố chung của Hội nghị. Kết thúcHội nghị, nước chủ nhà Myanmar sẽ tổ chức họp báo về Hội nghị Thượngđỉnh GMS-4.
Hợp tác kinh tế GMS có mục tiêuthúc đẩy hội nhập, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trithức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hàng hóa vàhành khách quan biên giới, phát triển thương mại năng lượng... Việt Namlà một thành viên tích cực của Hợp tác kinh tế GMS và cũng đã được thụhưởng nhiều từ sáng kiến hợp tác này. Việt Nam luôn coi trọng và tíchcực tham gia cơ chế Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) thông quacác sáng kiến, đóng góp cụ thể trong tất cả các Chương trình hợp tácGMS, từ giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịchcho tới phát triển nguồn nhân lực.
Nhân chuyếnthăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên sẽ trao đổi các biện phápthúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hainước; thúc đẩy triển khai các thỏa thuận đã đạt được giữa Lãnh đạo Cấpcao hai nước; giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp hainước khi tiếp cận thị trường của nhau...
Ngoài ra, hai bên cũng sẽ traođổi những biện pháp tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốctế./.