Theo tờ The Jakarta Globe số ra mới đây, các hãng bán lẻ định hướng vào nhu cầu trong nước của Nhật Bản như các chuỗi siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện nghi và các nhà sản xuất thực phẩm đang tăng cường thâm nhập thị trường các nước châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam.
Giảm phát, tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số đã và đang thu hẹp thị trường trong nước của Nhật Bản, trong khi các nước châu Á khác có nền kinh tế và dân số tiếp tục phát triển trở nên hấp dẫn hơn.
Tại Việt Nam, các công ty FamilyMart Co. và Ministop Co. đã thực hiện chiến lược mở cửa hàng gần trường học và các trung tâm luyện thi, cung cấp nhiều mặt hàng ăn nhanh dành cho những người trẻ tuổi. Do độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam chỉ khoảng 27, nên các công ty đều tập trung chủ yếu vào các đối tượng người tiêu dùng này. Vina FamilyMart Co. - liên doanh giữa FamilyMart và một đối tác địa phương - dự định mở ít nhất 40 cửa hàng tại Việt Nam.
Công ty Aeon của Nhật Bản mới đây đã chính thức ra mắt một dự án hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Aeon Motoya Okada cho biết Việt Nam là một thị trường đang phát triển lớn và công ty muốn mở các cửa hàng ở Hà Nội và khu vực miền Trung. Cửa hàng đầu tiên của Aeon sẽ được mở tại Celadon City mà hiện đang được xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu liên hợp Celadon City dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2014 với 130 cửa hàng cho thuê. Aeon cũng có kế hoạch mở các cửa hàng ở Trung Quốc và các nước châu Á khác, với mục tiêu nâng tổng doanh số bán ở nước ngoài của công ty lên ngang bằng doanh số bán tại thị trường trong nước vào năm 2020.
Sagawa Express Co. cũng mới bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, sau khi đã có mặt tại Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và một số nước châu Á khác. Tại những nước này, Sagawa Express cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu kiện theo kiểu Nhật Bản, nghĩa là đưa tới nhà hay văn phòng trong thời gian cố định. Còn Kumon Educational Japan Co. đang hoạt động tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, bao gồm cả Việt Nam.
Mặc dù phí đào tạo của Kumon cao hơn so với các cơ sở địa phương, song với phương pháp giảng dạy ưu việt đã thu hút được trên 100.000 sinh viên ở Indonesia và Thái Lan tính đến hết năm 2011.
Các nhà sản xuất bia và nước giải khát Nhật Bản cũng ráo riết thành lập doanh nghiệp ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Công ty Sapporo Holdings Ltd trong tháng 1/2012 đã đưa vào hoạt động một nhà máy bia tại Việt Nam. Còn Asahi Group Holdings Ltd. hồi tháng 7/2011 đã mua lại một công ty sản xuất nước giải khát của Malaysia để có được một chỗ đứng trong chuỗi nhà hàng trên thị trường nước này. Không chỉ các chuỗi nhà hàng như Yoshinoya Co., Zensho Holdings Co. và Ootoya Co. mà số các công ty bảo vệ, các cơ sở làm đẹp, các công ty dịch vụ cưới bắt đầu hoạt động tại các nước châu Á khác cũng đang ngày một tăng.
Trong khi đó, tại Nhật Bản giảm phát vẫn đáng lo ngại, thu nhập của người dân không có dấu hiệu tăng, doanh số bán tại các cửa hàng và chuỗi siêu thị giảm liên tục trong 15 năm qua.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Tiến bộ Quốc gia của Nhật Bản, số người có thu nhập cao và trung bình từ 5.000 USD/năm trở lên ở phần còn lại của châu Á sẽ tăng từ 1 tỷ người năm 2010 lên 1,9 tỷ người vào năm 2020 và 2,3 tỷ người năm 2030.
Tuy nhiên. không phải tất cả đều là “màu hồng” cho các nhà bán lẻ Nhật Bản ra làm ăn ở nước ngoài, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ngoài ra còn có một yêu cầu quan trọng nữa là các công ty phải có được một đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc toàn cầu./.
Giảm phát, tỷ lệ sinh giảm và già hóa dân số đã và đang thu hẹp thị trường trong nước của Nhật Bản, trong khi các nước châu Á khác có nền kinh tế và dân số tiếp tục phát triển trở nên hấp dẫn hơn.
Tại Việt Nam, các công ty FamilyMart Co. và Ministop Co. đã thực hiện chiến lược mở cửa hàng gần trường học và các trung tâm luyện thi, cung cấp nhiều mặt hàng ăn nhanh dành cho những người trẻ tuổi. Do độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam chỉ khoảng 27, nên các công ty đều tập trung chủ yếu vào các đối tượng người tiêu dùng này. Vina FamilyMart Co. - liên doanh giữa FamilyMart và một đối tác địa phương - dự định mở ít nhất 40 cửa hàng tại Việt Nam.
Công ty Aeon của Nhật Bản mới đây đã chính thức ra mắt một dự án hoạt động tại Việt Nam. Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Aeon Motoya Okada cho biết Việt Nam là một thị trường đang phát triển lớn và công ty muốn mở các cửa hàng ở Hà Nội và khu vực miền Trung. Cửa hàng đầu tiên của Aeon sẽ được mở tại Celadon City mà hiện đang được xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu liên hợp Celadon City dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2014 với 130 cửa hàng cho thuê. Aeon cũng có kế hoạch mở các cửa hàng ở Trung Quốc và các nước châu Á khác, với mục tiêu nâng tổng doanh số bán ở nước ngoài của công ty lên ngang bằng doanh số bán tại thị trường trong nước vào năm 2020.
Sagawa Express Co. cũng mới bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, sau khi đã có mặt tại Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và một số nước châu Á khác. Tại những nước này, Sagawa Express cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu kiện theo kiểu Nhật Bản, nghĩa là đưa tới nhà hay văn phòng trong thời gian cố định. Còn Kumon Educational Japan Co. đang hoạt động tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, bao gồm cả Việt Nam.
Mặc dù phí đào tạo của Kumon cao hơn so với các cơ sở địa phương, song với phương pháp giảng dạy ưu việt đã thu hút được trên 100.000 sinh viên ở Indonesia và Thái Lan tính đến hết năm 2011.
Các nhà sản xuất bia và nước giải khát Nhật Bản cũng ráo riết thành lập doanh nghiệp ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Công ty Sapporo Holdings Ltd trong tháng 1/2012 đã đưa vào hoạt động một nhà máy bia tại Việt Nam. Còn Asahi Group Holdings Ltd. hồi tháng 7/2011 đã mua lại một công ty sản xuất nước giải khát của Malaysia để có được một chỗ đứng trong chuỗi nhà hàng trên thị trường nước này. Không chỉ các chuỗi nhà hàng như Yoshinoya Co., Zensho Holdings Co. và Ootoya Co. mà số các công ty bảo vệ, các cơ sở làm đẹp, các công ty dịch vụ cưới bắt đầu hoạt động tại các nước châu Á khác cũng đang ngày một tăng.
Trong khi đó, tại Nhật Bản giảm phát vẫn đáng lo ngại, thu nhập của người dân không có dấu hiệu tăng, doanh số bán tại các cửa hàng và chuỗi siêu thị giảm liên tục trong 15 năm qua.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Tiến bộ Quốc gia của Nhật Bản, số người có thu nhập cao và trung bình từ 5.000 USD/năm trở lên ở phần còn lại của châu Á sẽ tăng từ 1 tỷ người năm 2010 lên 1,9 tỷ người vào năm 2020 và 2,3 tỷ người năm 2030.
Tuy nhiên. không phải tất cả đều là “màu hồng” cho các nhà bán lẻ Nhật Bản ra làm ăn ở nước ngoài, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ngoài ra còn có một yêu cầu quan trọng nữa là các công ty phải có được một đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc toàn cầu./.
Việt Tú (TTXVN)