Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc số ra mới đây có bài viết nhận định rằng Việt Nam ngày càng được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm, nhờ có tình hình chính trị ổn định, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 5%, kết cấu độ tuổi dân số đang ở thời kỳ vàng son và công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện mạnh mẽ.
Tác giả bài báo lấy ngành dệt may Việt Nam làm ví dụ, cho rằng đây là ngành xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ và giải quyết việc làm cho người lao động. Do giá thành lao động tại Việt Nam khá thấp, các doanh nghiệp dệt may của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc... đang từng bước chuyển từ thị trường truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... sang Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã tạo ưu thế đầu tư thông qua các biện pháp đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, giảm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và hỗ trợ đào tạo v.v...
Chính phủ điều động rộng rãi vốn trong và ngoài nước để xây dựng cầu đường. Các công trình lớn như cầu Cần Thơ, đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Trung Lương v.v... lần lượt được đưa vào sử dụng, đã cải thiện đáng kể điều kiện vận tải ở khu vực miền Nam tập trung vốn nước ngoài.
Quốc hội Việt Nam ban bố Luật Đầu tư mới thích hợp với cả vốn đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, cho phép doanh nghiệp có vốn nước ngoài từng bước được hưởng quy chế như doanh nghiệp vốn trong nước.
Việt Nam giảm hơn nữa thuế thu nhập đối với doanh nghiệp, đồng thời cho thuê đất ưu đãi đối với doanh nghiệp vốn nước ngoài sử dụng lao động địa phương đạt tỷ lệ nhất định và có sản phẩm xuất khẩu đạt tỷ lệ nhất định. Chính quyền trung ương và địa phương còn hỗ trợ doanh nghiệp vốn nước ngoài trong việc đào tạo công nhân địa phương, nhằm khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương.
Các ngành hữu quan của Việt Nam định kỳ tổ chức triển lãm và hội thảo chuyên đề, mở rộng sự liên hệ của doanh nghiệp địa phương với thị trường bên ngoài, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại. Các tỉnh căn cứ theo ưu thế đặc thù, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư, tập trung giới thiệu chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh.
Là nước Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nối mạng lưới vận tải và kho vận tải trong khu vực, tiến tới nâng cao ưu thế đầu tư tổng thể của Việt Nam. Kế hoạch kết nối đường sắt Tiểu vùng sông Mekong mở rộng dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2015, khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập.
Mặc dù năm 2009 kinh tế toàn cầu suy thoái, nhưng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vẫn thu về 9,2 tỷ USD, tăng so với năm 2008 và dự kiến năm nay có thể lên tới 10,5 tỷ USD./.
Tác giả bài báo lấy ngành dệt may Việt Nam làm ví dụ, cho rằng đây là ngành xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ và giải quyết việc làm cho người lao động. Do giá thành lao động tại Việt Nam khá thấp, các doanh nghiệp dệt may của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc... đang từng bước chuyển từ thị trường truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... sang Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã tạo ưu thế đầu tư thông qua các biện pháp đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, giảm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và hỗ trợ đào tạo v.v...
Chính phủ điều động rộng rãi vốn trong và ngoài nước để xây dựng cầu đường. Các công trình lớn như cầu Cần Thơ, đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Trung Lương v.v... lần lượt được đưa vào sử dụng, đã cải thiện đáng kể điều kiện vận tải ở khu vực miền Nam tập trung vốn nước ngoài.
Quốc hội Việt Nam ban bố Luật Đầu tư mới thích hợp với cả vốn đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, cho phép doanh nghiệp có vốn nước ngoài từng bước được hưởng quy chế như doanh nghiệp vốn trong nước.
Việt Nam giảm hơn nữa thuế thu nhập đối với doanh nghiệp, đồng thời cho thuê đất ưu đãi đối với doanh nghiệp vốn nước ngoài sử dụng lao động địa phương đạt tỷ lệ nhất định và có sản phẩm xuất khẩu đạt tỷ lệ nhất định. Chính quyền trung ương và địa phương còn hỗ trợ doanh nghiệp vốn nước ngoài trong việc đào tạo công nhân địa phương, nhằm khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương.
Các ngành hữu quan của Việt Nam định kỳ tổ chức triển lãm và hội thảo chuyên đề, mở rộng sự liên hệ của doanh nghiệp địa phương với thị trường bên ngoài, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại. Các tỉnh căn cứ theo ưu thế đặc thù, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư, tập trung giới thiệu chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh.
Là nước Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nối mạng lưới vận tải và kho vận tải trong khu vực, tiến tới nâng cao ưu thế đầu tư tổng thể của Việt Nam. Kế hoạch kết nối đường sắt Tiểu vùng sông Mekong mở rộng dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2015, khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập.
Mặc dù năm 2009 kinh tế toàn cầu suy thoái, nhưng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vẫn thu về 9,2 tỷ USD, tăng so với năm 2008 và dự kiến năm nay có thể lên tới 10,5 tỷ USD./.
(TTXVN/Vietnam+)