Ngày 17/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố báo cáo “Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015” nhằm công bố và thảo luận các giải pháp tăng cường tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhấn mạnh, báo cáo mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam đã được hoàn thành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, cách tiếp cận, sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan.
Hướng tới năm 2015, bên cạnh việc sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng quốc tế những kinh nghiệm của mình trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ về mọi mặt của cộng đồng quốc tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và xây dựng Báo cáo năm 2015 hoàn thiện hơn với chất lượng tốt nhất.
Ông John Hendra, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã chứng minh là một chất xúc tác cho hành động toàn cầu, và Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời cho những thành tựu trong thực hiện các mục tiêu.
Việt Nam cũng chứng minh thể hiện những kết quả đạt được nhờ sự cam kết mạnh mẽ và chỉ đạo kiên quyết của chính quyền, việc thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển vì người nghèo và sự cam kết chuyển biến tăng trưởng cao thành những kết quả mang tính xã hội đi cùng tăng cường phát triển xã hội và con người.
Tuy nhiên, ông John Hendra nhấn mạnh, để hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ công bằng, Việt Nam cần nỗ lực và định hướng cụ thể hơn nữa.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực liên tục và cố gắng thực hiện thành công các mục tiêu phát tiển kinh tế-xã hội, đặc biệt đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2002, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, giảm mạnh về tỷ số tử vong đối với người mẹ và trẻ em dưới năm tuổi, tốc độ lây nhiễm HIV giảm…
Mức tăng trưởng kinh tế 10 năm qua đạt trung bình 7,2%/năm và hiện thu nhập bình quân đạt 1.200 USD/người/năm, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, đưa Việt Nam thoát khỏi danh sách những nước nghèo, xếp trong số những nước thu nhập trung bình thấp của thế giới. Ngoài ra, chính phủ, chính quyền các địa phương tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới mỗi năm, kết hợp với tư vấn, dạy nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời, tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thu được những kết quả tích cực trong công tác bình đẳng giới, không ngừng nâng cao vai trò-vị thế của phụ nữ, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội.
Các đại biểu quốc tế đánh giá cao những thành tựu và kết quả trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam, nhất là trong xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh…và coi đó là điểm sáng, là điển hình cho cộng đồng quốc tế tham khảo.
Tuy nhiên, chuyên gia quốc tế cũng cho rằng Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để giảm khoảng cách về mức sống, thu nhập, điều kiện sống giữa người dân tại các khu vực, giữa đô thị và nông thôn; quan tâm hơn nữa tới người dân ở vùng xa, người dân tộc thiểu số cũng như đáp ứng các yêu cầu về môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và cơ hội tiếp cận, thụ hưởng những thành quả của sự phát triển kinh tế mang lại./.
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhấn mạnh, báo cáo mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam đã được hoàn thành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, cách tiếp cận, sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan.
Hướng tới năm 2015, bên cạnh việc sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng quốc tế những kinh nghiệm của mình trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ về mọi mặt của cộng đồng quốc tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và xây dựng Báo cáo năm 2015 hoàn thiện hơn với chất lượng tốt nhất.
Ông John Hendra, điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã chứng minh là một chất xúc tác cho hành động toàn cầu, và Việt Nam là một ví dụ tuyệt vời cho những thành tựu trong thực hiện các mục tiêu.
Việt Nam cũng chứng minh thể hiện những kết quả đạt được nhờ sự cam kết mạnh mẽ và chỉ đạo kiên quyết của chính quyền, việc thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển vì người nghèo và sự cam kết chuyển biến tăng trưởng cao thành những kết quả mang tính xã hội đi cùng tăng cường phát triển xã hội và con người.
Tuy nhiên, ông John Hendra nhấn mạnh, để hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ công bằng, Việt Nam cần nỗ lực và định hướng cụ thể hơn nữa.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực liên tục và cố gắng thực hiện thành công các mục tiêu phát tiển kinh tế-xã hội, đặc biệt đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2002, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, giảm mạnh về tỷ số tử vong đối với người mẹ và trẻ em dưới năm tuổi, tốc độ lây nhiễm HIV giảm…
Mức tăng trưởng kinh tế 10 năm qua đạt trung bình 7,2%/năm và hiện thu nhập bình quân đạt 1.200 USD/người/năm, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, đưa Việt Nam thoát khỏi danh sách những nước nghèo, xếp trong số những nước thu nhập trung bình thấp của thế giới. Ngoài ra, chính phủ, chính quyền các địa phương tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới mỗi năm, kết hợp với tư vấn, dạy nghề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời, tạo việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thu được những kết quả tích cực trong công tác bình đẳng giới, không ngừng nâng cao vai trò-vị thế của phụ nữ, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội.
Các đại biểu quốc tế đánh giá cao những thành tựu và kết quả trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam, nhất là trong xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh…và coi đó là điểm sáng, là điển hình cho cộng đồng quốc tế tham khảo.
Tuy nhiên, chuyên gia quốc tế cũng cho rằng Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để giảm khoảng cách về mức sống, thu nhập, điều kiện sống giữa người dân tại các khu vực, giữa đô thị và nông thôn; quan tâm hơn nữa tới người dân ở vùng xa, người dân tộc thiểu số cũng như đáp ứng các yêu cầu về môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và cơ hội tiếp cận, thụ hưởng những thành quả của sự phát triển kinh tế mang lại./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)