Để cung cấp đủ nhu cầu điện tiêu dùng trong nước những năm tới, Việt Nam ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2020 và 6,0% vào năm 2030.
Đây là ý kiến của ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lương tái tạo (Bộ Công Thương Việt Nam) tại diễn đàn năng lượng gió Việt-Đức tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/6.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành năng lượng, Việt Nam có tiềm năng điện gió cao so với các nước trong khu vực. Trong đó, mật độ năng lượng tại đảo khoảng 800-1.400 kWh/m2/năm, mật độ năng lượng tại 500-1000 kWh/m2/năm tại các vùng ven biển miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, mật độ tại các vùng khác thấp hơn 500kWh/m2/năm.
Các địa phương được đánh giá là giàu tiềm năng về năng lượng gió là Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Định, Sóc Trăng.
Ông Thực cho biết, từ giữa năm 2011, Việt Nam đã có cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó Bộ Công Thương đã lên quy hoạch phát triển điện gió và dự kiến hoàn thành trong năm 2012.
Cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió cũng đặt ra vấn đề là bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện gió với mức giá tương đương 7,8US cent kWh (chưa gồm VAT, được điều chỉnh theo biến độ của tỷ giá đồng/USD), đồng thời nhà nước hỗ trợ cho bên mua 1,0 cent/kWh thông qua quỹ bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, chuyên gia thuộc Công ty tư vấn xây dựng điện 3, đến nay các dự án năng lượng gió tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai mạnh, do nhiều địa phương chưa hiểu đặc điểm của điện gió, e ngại mất nhiều đất, phải di dân, tái định cư. Do vậy, ông Dũng cho rằng, Bộ Công Thương nên hỗ trợ chính quyền địa phương lập quy hoạch phát triển điện gió nhằm tạo thêm quỹ đất phù hợp đầu tư điện gió.
Ông Oliver Massmann (Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật Duane Morris Việt Nam) lại cho rằng, hiện đầu tư sản xuất điện gió ở Việt Nam sẽ không hề dễ dàng mặc dù theo cam kết WTO, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau như liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Song với giá điện thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á như hiện nay, Việt Nam sẽ khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện.
Để giải bài toán này, ông Oliver Massmann cho rằng, Chính phủ Việt Nam phải coi đây là các dự án ưu tiên đầu tư, bảo đảm giá đầu ra cho sản phẩm dự án, như thuế thu nhập doanh nghiệp, quỹ đất, đồng thời các nhà đầu tư sản xuất điện gió nên kết hợp phát triển du lịch “xanh” trên vùng đất thực hiện dự án thì khả năng thành công sẽ lớn./.
Đây là ý kiến của ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lương tái tạo (Bộ Công Thương Việt Nam) tại diễn đàn năng lượng gió Việt-Đức tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/6.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành năng lượng, Việt Nam có tiềm năng điện gió cao so với các nước trong khu vực. Trong đó, mật độ năng lượng tại đảo khoảng 800-1.400 kWh/m2/năm, mật độ năng lượng tại 500-1000 kWh/m2/năm tại các vùng ven biển miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, mật độ tại các vùng khác thấp hơn 500kWh/m2/năm.
Các địa phương được đánh giá là giàu tiềm năng về năng lượng gió là Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Định, Sóc Trăng.
Ông Thực cho biết, từ giữa năm 2011, Việt Nam đã có cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó Bộ Công Thương đã lên quy hoạch phát triển điện gió và dự kiến hoàn thành trong năm 2012.
Cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió cũng đặt ra vấn đề là bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện gió với mức giá tương đương 7,8US cent kWh (chưa gồm VAT, được điều chỉnh theo biến độ của tỷ giá đồng/USD), đồng thời nhà nước hỗ trợ cho bên mua 1,0 cent/kWh thông qua quỹ bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, chuyên gia thuộc Công ty tư vấn xây dựng điện 3, đến nay các dự án năng lượng gió tại Việt Nam vẫn chưa được triển khai mạnh, do nhiều địa phương chưa hiểu đặc điểm của điện gió, e ngại mất nhiều đất, phải di dân, tái định cư. Do vậy, ông Dũng cho rằng, Bộ Công Thương nên hỗ trợ chính quyền địa phương lập quy hoạch phát triển điện gió nhằm tạo thêm quỹ đất phù hợp đầu tư điện gió.
Ông Oliver Massmann (Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật Duane Morris Việt Nam) lại cho rằng, hiện đầu tư sản xuất điện gió ở Việt Nam sẽ không hề dễ dàng mặc dù theo cam kết WTO, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau như liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Song với giá điện thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á như hiện nay, Việt Nam sẽ khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành điện.
Để giải bài toán này, ông Oliver Massmann cho rằng, Chính phủ Việt Nam phải coi đây là các dự án ưu tiên đầu tư, bảo đảm giá đầu ra cho sản phẩm dự án, như thuế thu nhập doanh nghiệp, quỹ đất, đồng thời các nhà đầu tư sản xuất điện gió nên kết hợp phát triển du lịch “xanh” trên vùng đất thực hiện dự án thì khả năng thành công sẽ lớn./.
Liên Phương (TTXVN)