Báo cáo về Khả năng Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9/9 cho biết, Việt Nam đã vượt 16 bậc trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của WEF, Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia.
Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.
Cũng theo báo cáo của WEF, Thụy Sĩ tiếp tục đứng ví trí đầu tiên trong bảng xếp hạng về khả năng cạnh tranh toàn cầu. Thụy Sĩ được WEF đánh giá rất cao về khả năng đổi mới của nền kinh tế cũng như khả năng phối hợp hoàn hảo giữa giới nghiên cứu và lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, các cơ quan hành chính công của Thụy Sĩ còn được đánh giá hiệu quả và minh bạch nhất thế giới. Năng lực cạnh tranh kinh tế của nước này còn được hậu thuẫn bởi cơ sở hạ tầng tuyệt vời, với một thị trường rất hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
WEF cũng đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô của Thụy Sĩ là một trong những môi trường ổn định nhất thế giới.
Bảng xếp hạng của WEF năm nay cũng chứng kiến sự thụt lùi về khả năng cạnh tranh của Mỹ từ vị trí thứ hai năm ngoái xuống vị trí thứ 4.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của WEF đã được thực hiện hàng chục năm qua và cho thấy bức tranh tổng quan và toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế trên thế giới.
Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là các yếu tố cơ bản đối với tăng trưởng kinh tế bền vững./.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của WEF, Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia.
Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.
Cũng theo báo cáo của WEF, Thụy Sĩ tiếp tục đứng ví trí đầu tiên trong bảng xếp hạng về khả năng cạnh tranh toàn cầu. Thụy Sĩ được WEF đánh giá rất cao về khả năng đổi mới của nền kinh tế cũng như khả năng phối hợp hoàn hảo giữa giới nghiên cứu và lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, các cơ quan hành chính công của Thụy Sĩ còn được đánh giá hiệu quả và minh bạch nhất thế giới. Năng lực cạnh tranh kinh tế của nước này còn được hậu thuẫn bởi cơ sở hạ tầng tuyệt vời, với một thị trường rất hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
WEF cũng đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô của Thụy Sĩ là một trong những môi trường ổn định nhất thế giới.
Bảng xếp hạng của WEF năm nay cũng chứng kiến sự thụt lùi về khả năng cạnh tranh của Mỹ từ vị trí thứ hai năm ngoái xuống vị trí thứ 4.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của WEF đã được thực hiện hàng chục năm qua và cho thấy bức tranh tổng quan và toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế trên thế giới.
Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là các yếu tố cơ bản đối với tăng trưởng kinh tế bền vững./.
10 quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2010-2011 1. Thụy Sĩ 2. Thụy Điển 3. Singapore 4. Mỹ 5. Đức 6. Nhật Bản 7. Phần Lan 8. Hà Lan 9. Đan Mạch 10. Canada |
Đức Hùng (Vietnam+)