Ngày 7/12, bà Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng phòng Chiến lược của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết dự kiến năm 2012, Viettel sẽ ra mắt chiếc máy tính Easy PC với giá chỉ hơn 4 triệu đồng (khoảng 200 USD) nhằm giúp người dân ở vùng nông thôn có thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ Internet.
Theo bà Xuân, nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước theo Chương trình đưa máy tính, Internet về nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì giá của những chiếc máy tính trên sẽ còn rẻ tới một nửa. Dự kiến đầu năm 2012, Viettel sẽ ra mắt thiết bị kết nối Internet không dây qua sóng di dộng USB 3G với giá khoảng 400.000 đồng (20 USD) và máy tính bảng giá khoảng trên 2 triệu đồng (100 USD) vào năm 2013.
Đại diện Viettel cho biết mục tiêu trong 5 năm tới sẽ phát triển thêm 10 triệu thuê bao băng rộng và 80% số người dùng sử dụng băng rộng di động. Bên cạnh việc mở rộng vùng phủ sóng 3G lên đến 90% lãnh thổ Việt Nam, Viettel sẽ tiếp tục sản xuất những thiết bị giá rẻ và giá cước hạ. Để Internet trở thành dịch vụ bình dân đến với mọi đối tượng, giá dịch vụ Internet của mạng Viettel sẽ giảm xuống, chỉ ở mức 30.000-40.000 đồng/tháng.
Một số chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng việc sản xuất máy tính giá rẻ không chỉ giúp nguời dân có thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ Internet mà ngày càng khẳng định vị thế sản phẩm công nghệ thông tin thương hiệu Việt.
Phía Công ty Máy tính CMS cho biết trước đây các loại máy tính lắp ráp trong nước, dạng “no name” (không định danh thương hiệu) chiếm đến 80% thị phần. Nhưng mấy năm gần đây, các thương hiệu máy tính Việt Nam đang khởi sắc và lấn chiếm thị phần của máy tính “no name.”
Còn Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) nhận định rằng thị trường máy tính Việt Nam đang có chiều hướng phát triển tốt. Về tiềm năng phát triển của thị trường máy tính Việt Nam, có thể tăng gấp 3-4 lần trước thời điểm 2020. Nếu có sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước và sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, Việt Nam sẽ có cơ hội “làm chủ” khâu sản xuất phần cứng theo tiêu chuẩn quốc tế./.
Theo bà Xuân, nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước theo Chương trình đưa máy tính, Internet về nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì giá của những chiếc máy tính trên sẽ còn rẻ tới một nửa. Dự kiến đầu năm 2012, Viettel sẽ ra mắt thiết bị kết nối Internet không dây qua sóng di dộng USB 3G với giá khoảng 400.000 đồng (20 USD) và máy tính bảng giá khoảng trên 2 triệu đồng (100 USD) vào năm 2013.
Đại diện Viettel cho biết mục tiêu trong 5 năm tới sẽ phát triển thêm 10 triệu thuê bao băng rộng và 80% số người dùng sử dụng băng rộng di động. Bên cạnh việc mở rộng vùng phủ sóng 3G lên đến 90% lãnh thổ Việt Nam, Viettel sẽ tiếp tục sản xuất những thiết bị giá rẻ và giá cước hạ. Để Internet trở thành dịch vụ bình dân đến với mọi đối tượng, giá dịch vụ Internet của mạng Viettel sẽ giảm xuống, chỉ ở mức 30.000-40.000 đồng/tháng.
Một số chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng việc sản xuất máy tính giá rẻ không chỉ giúp nguời dân có thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ Internet mà ngày càng khẳng định vị thế sản phẩm công nghệ thông tin thương hiệu Việt.
Phía Công ty Máy tính CMS cho biết trước đây các loại máy tính lắp ráp trong nước, dạng “no name” (không định danh thương hiệu) chiếm đến 80% thị phần. Nhưng mấy năm gần đây, các thương hiệu máy tính Việt Nam đang khởi sắc và lấn chiếm thị phần của máy tính “no name.”
Còn Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) nhận định rằng thị trường máy tính Việt Nam đang có chiều hướng phát triển tốt. Về tiềm năng phát triển của thị trường máy tính Việt Nam, có thể tăng gấp 3-4 lần trước thời điểm 2020. Nếu có sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước và sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, Việt Nam sẽ có cơ hội “làm chủ” khâu sản xuất phần cứng theo tiêu chuẩn quốc tế./.
Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)