Ngày 24/1, tại Hà Nội, 99 tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động giúp đỡ, tài trợ, tuyên truyền vì công lý và quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam đã được vinh danh trong chương trình “Tri ân Tấm lòng vàng vì nạn nhân da cam.”
Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (1961-2011), do Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) tổ chức.
Các tổ chức, cá nhân được tôn vinh gồm 66 tổ chức, cá nhân trong nước và 33 tổ chức, cá nhân quốc tế, dựa trên ba tiêu chi có sự ủng hộ lớn về vật chất; nhiều lần ủng hộ hoặc có cách thức ủng hộ đặc biệt đối với nạn nhân da cam.
Một trong những cá nhân tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên có ý kiến đề xuất thành lập VAVA, đồng thời là người tích cực có các hoạt động thiết thực hỗ trợ các nạn nhân da cam như viết thư cho các tổ chức quốc tế kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân da cam; kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đối với các nạn nhân…
Chương trình cũng vinh danh một số tổ chức, cá nhân tiêu biểu khác như ông Nguyễn Phú Cử (xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) là người đã 60 lần ủng hộ nạn nhân da cam/dioxin; Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) là đơn vị ủng hộ nhiều nhất với số tiền 10 tỷ đồng….
Bốn nội dung chính được thực hiện trong chương trình gồm Nỗi đau còn đó; Trái tim đến với trái tim; Hướng tới tương lai và Tri ân tấm lòng vàng./.
Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (1961-2011), do Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) tổ chức.
Các tổ chức, cá nhân được tôn vinh gồm 66 tổ chức, cá nhân trong nước và 33 tổ chức, cá nhân quốc tế, dựa trên ba tiêu chi có sự ủng hộ lớn về vật chất; nhiều lần ủng hộ hoặc có cách thức ủng hộ đặc biệt đối với nạn nhân da cam.
Một trong những cá nhân tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên có ý kiến đề xuất thành lập VAVA, đồng thời là người tích cực có các hoạt động thiết thực hỗ trợ các nạn nhân da cam như viết thư cho các tổ chức quốc tế kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân da cam; kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đối với các nạn nhân…
Chương trình cũng vinh danh một số tổ chức, cá nhân tiêu biểu khác như ông Nguyễn Phú Cử (xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) là người đã 60 lần ủng hộ nạn nhân da cam/dioxin; Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) là đơn vị ủng hộ nhiều nhất với số tiền 10 tỷ đồng….
Bốn nội dung chính được thực hiện trong chương trình gồm Nỗi đau còn đó; Trái tim đến với trái tim; Hướng tới tương lai và Tri ân tấm lòng vàng./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)