Cuộc họp cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 16, diễn ra trong các ngày 28 và 29/8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Tehran của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Đây là cuộc họp quan trọng chuẩn bị cho Cuộc họp Cấp cao sẽ diễn ra vào các ngày 30 và 31/8.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Ngoại trưởng Iran, các thành viên đã nghe báo cáo của Chủ tịch Cuộc họp các Quan chức cấp cao (SOM), thảo luận và thông qua các nội dung trình lên Cuộc họp Cấp cao, trong đó có Dự thảo Văn kiện cuối cùng của Hội nghị. Sau đó, các đại biểu đã tiến hành thảo luận để đóng góp ý kiến ban đầu về chủ đề: “Hòa bình bền vững thông qua quản trị toàn cầu chung.” Đây cũng là chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 16 do nước chủ nhà Iran đưa ra.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp Bộ trưởng và phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại sứ nhấn mạnh ngày nay hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên ở một số nơi trên thế giới vẫn đang phải chịu cảnh chiến tranh, xung đột và bất ổn. Nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, và những thách thức về an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu. Trong đó, các nước đang phát triển là những nước phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Để đối phó với các thách thức trên, việc tăng cường hợp tác trong quản trị toàn cầu càng trở nên bức thiết.
Là một lực lượng chính trị lớn trên thế giới, 50 năm qua NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới. Tình hình hiện nay càng đòi hỏi Phong trào tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình, tích cực đóng góp vào quản trị toàn cầu thông qua thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên thế giới, giải quyết hòa bình các xung đột trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và cải tổ các thể chế toàn cầu, trong đó có tổ chức Liên hợp quốc, theo hướng tăng cường vai trò và tính đại diện của các nước đang phát triển.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định rằng là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN và NAM, Việt Nam cam kết cùng các nước ASEAN và các đối tác quốc tế khác thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Đại sứ nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trên tinh thần đó, Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 và việc thông qua Hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011, cũng như việc sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (COC) của các bên tại Biển Đông./.
Đây là cuộc họp quan trọng chuẩn bị cho Cuộc họp Cấp cao sẽ diễn ra vào các ngày 30 và 31/8.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Ngoại trưởng Iran, các thành viên đã nghe báo cáo của Chủ tịch Cuộc họp các Quan chức cấp cao (SOM), thảo luận và thông qua các nội dung trình lên Cuộc họp Cấp cao, trong đó có Dự thảo Văn kiện cuối cùng của Hội nghị. Sau đó, các đại biểu đã tiến hành thảo luận để đóng góp ý kiến ban đầu về chủ đề: “Hòa bình bền vững thông qua quản trị toàn cầu chung.” Đây cũng là chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 16 do nước chủ nhà Iran đưa ra.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp Bộ trưởng và phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại sứ nhấn mạnh ngày nay hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên ở một số nơi trên thế giới vẫn đang phải chịu cảnh chiến tranh, xung đột và bất ổn. Nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, và những thách thức về an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu. Trong đó, các nước đang phát triển là những nước phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Để đối phó với các thách thức trên, việc tăng cường hợp tác trong quản trị toàn cầu càng trở nên bức thiết.
Là một lực lượng chính trị lớn trên thế giới, 50 năm qua NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới. Tình hình hiện nay càng đòi hỏi Phong trào tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình, tích cực đóng góp vào quản trị toàn cầu thông qua thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên thế giới, giải quyết hòa bình các xung đột trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và cải tổ các thể chế toàn cầu, trong đó có tổ chức Liên hợp quốc, theo hướng tăng cường vai trò và tính đại diện của các nước đang phát triển.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định rằng là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN và NAM, Việt Nam cam kết cùng các nước ASEAN và các đối tác quốc tế khác thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Đại sứ nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trên tinh thần đó, Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 và việc thông qua Hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011, cũng như việc sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (COC) của các bên tại Biển Đông./.
(TTXVN)