Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2011-2020, Việt Nam có nhiều đề xuất hợp tác với Myanmar trong các lĩnh vực về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Cụ thể, hai bên tăng cường trao đổi các đoàn chuyên gia về nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, thủy lợi tưới tiêu và sản xuất thức ăn chăn nuôi; hợp tác về kỹ thuật canh tác, chuyển giao giống lúa mới và sản xuất giống (lúa, ngô, cây ăn quả) chất lượng cao. Đặc biệt, Việt Nam mong muốn tăng cường trao đổi giống gia súc tốt để có thể nhân ra diện rộng.
Trên cơ sở tiếp tục triển khai Bản Ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về thủy sản đã ký hồi tháng 4/2010, Myanmar tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt pháp lí cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai các dự án nuôi trồng, chế biến thủy sản và khai thác thủy sản tại Myanmar.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam hiện đang tăng cường đàm phán và vận động Myanmar ký kết Thỏa thuận hợp tác đầu tư trồng cao su và cây công nghiệp trên diện tích khoảng 200.000 ha.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế, giai đoạn 2006-2010, hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar trong nông, lâm nghiệp và thủy sản còn nhiều hạn chế. Hai bên chủ yếu thông qua các hình thức trao đổi các đoàn chuyên gia và thông qua các kênh hợp tác ở khu vực như ASEAN, ACMECS (Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady-Chao Phraya-Mekong )…
Myanmar được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN. Hiện nay lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 44% trong GDP của Myanmar, 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng 2/3 lượng lao động chính của nước này.
Myanmar có hơn 20 triệu ha đất nông nghiệp, hơn 6 triệu ha mặt nước sông hồ và hơn 3.000 km bờ biển, và có tiềm năng cạnh tranh lớn với Việt Nam trong xuất khẩu nông sản./.
Cụ thể, hai bên tăng cường trao đổi các đoàn chuyên gia về nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, thủy lợi tưới tiêu và sản xuất thức ăn chăn nuôi; hợp tác về kỹ thuật canh tác, chuyển giao giống lúa mới và sản xuất giống (lúa, ngô, cây ăn quả) chất lượng cao. Đặc biệt, Việt Nam mong muốn tăng cường trao đổi giống gia súc tốt để có thể nhân ra diện rộng.
Trên cơ sở tiếp tục triển khai Bản Ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về thủy sản đã ký hồi tháng 4/2010, Myanmar tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt pháp lí cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai các dự án nuôi trồng, chế biến thủy sản và khai thác thủy sản tại Myanmar.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam hiện đang tăng cường đàm phán và vận động Myanmar ký kết Thỏa thuận hợp tác đầu tư trồng cao su và cây công nghiệp trên diện tích khoảng 200.000 ha.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế, giai đoạn 2006-2010, hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar trong nông, lâm nghiệp và thủy sản còn nhiều hạn chế. Hai bên chủ yếu thông qua các hình thức trao đổi các đoàn chuyên gia và thông qua các kênh hợp tác ở khu vực như ASEAN, ACMECS (Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady-Chao Phraya-Mekong )…
Myanmar được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN. Hiện nay lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 44% trong GDP của Myanmar, 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng 2/3 lượng lao động chính của nước này.
Myanmar có hơn 20 triệu ha đất nông nghiệp, hơn 6 triệu ha mặt nước sông hồ và hơn 3.000 km bờ biển, và có tiềm năng cạnh tranh lớn với Việt Nam trong xuất khẩu nông sản./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)