Hợp tác trong Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) có nhiều chuyển động tích cực theo hướng tăng cường hợp tác chiến lược trong lưu vực trong thời gian gần đây.
Đặc biệt là cam kết hợp tác của các quốc gia thành viên được tăng cường mạnh mẽ (thể hiện trong Tuyên bố Hội nghị cấp cao MRC tại Huahin, Thái Lan mới đây) và sự ủng hộ, tham gia tích cực của các đối tác chiến lược của MRC.
Trong đó Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị Huahin, Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) tham gia ngày càng sâu rộng trong nhiều chương trình hợp tác của MRC, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng và song phương trong các lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thủy điện, nông-lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông thủy và biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch VNMC Phạm Khôi Nguyên khẳng định như vậy tại Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mekong Việt Nam, ngày 28/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo VNMC, mặc dù có những thuận lợi và chuyển biến tích cực nhưng hợp tác Mekong gần đây đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như tình hình sử dụng và phát triển nhanh chóng tài nguyên nước gây ra nhiều mối quan ngại về tác động môi trường, nước biển dâng và các hiện tượng hết sức bất thường về dòng chảy và thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây cũng là thách thức đặt ra cho Việt Nam khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng MRC khóa 2010-2011.
Hiện VNMC đang tích cực tham gia chuẩn bị Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của MRC, thực hiện tốt các chương trình hợp tác của Ủy hội; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực.
Bộ trưởng, Chủ tịch VNMC Phạm Khôi Nguyên đề nghị cần tăng cường trao đổi thông tin, số liệu và kết quả của các chương trình hợp tác của Ủy hội với các chiến lược và kế hoạch quốc gia; tăng cường hỗ trợ và phối hợp các bộ, ngành, địa phương thành viên trong các hoạt động liên quan đến hợp tác Mekong (như phát triển thủy điện bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên nước vùng biên giới…).
VNMC cũng sẽ tham gia tích cực và hiệu quả trong các hoạt động hợp tác tiểu vùng, lưu vực và song phương liên quan (về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, giám sát, chia sẻ tài nguyên và thích ứng biến đổi khí hậu).
Đại diện một số tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã kiến nghị Chính phủ và Ủy ban quốc gia cần có sự phối hợp với các nước hạ lưu Mekong để có các giải pháp, tiếng nói chung trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động từ hoạt động của các nước thượng lưu Mekong.
Đồng thời VNMC cần có một chiến lược chung cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc bảo vệ môi trường sông Mekong, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng vì nếu mỗi tỉnh, thành làm riêng lẻ hiệu quả sẽ không cao và không mang tính bền vững./.
Đặc biệt là cam kết hợp tác của các quốc gia thành viên được tăng cường mạnh mẽ (thể hiện trong Tuyên bố Hội nghị cấp cao MRC tại Huahin, Thái Lan mới đây) và sự ủng hộ, tham gia tích cực của các đối tác chiến lược của MRC.
Trong đó Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị Huahin, Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) tham gia ngày càng sâu rộng trong nhiều chương trình hợp tác của MRC, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng và song phương trong các lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thủy điện, nông-lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông thủy và biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch VNMC Phạm Khôi Nguyên khẳng định như vậy tại Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mekong Việt Nam, ngày 28/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo VNMC, mặc dù có những thuận lợi và chuyển biến tích cực nhưng hợp tác Mekong gần đây đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như tình hình sử dụng và phát triển nhanh chóng tài nguyên nước gây ra nhiều mối quan ngại về tác động môi trường, nước biển dâng và các hiện tượng hết sức bất thường về dòng chảy và thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây cũng là thách thức đặt ra cho Việt Nam khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng MRC khóa 2010-2011.
Hiện VNMC đang tích cực tham gia chuẩn bị Kế hoạch Chiến lược 2011-2015 của MRC, thực hiện tốt các chương trình hợp tác của Ủy hội; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực.
Bộ trưởng, Chủ tịch VNMC Phạm Khôi Nguyên đề nghị cần tăng cường trao đổi thông tin, số liệu và kết quả của các chương trình hợp tác của Ủy hội với các chiến lược và kế hoạch quốc gia; tăng cường hỗ trợ và phối hợp các bộ, ngành, địa phương thành viên trong các hoạt động liên quan đến hợp tác Mekong (như phát triển thủy điện bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên nước vùng biên giới…).
VNMC cũng sẽ tham gia tích cực và hiệu quả trong các hoạt động hợp tác tiểu vùng, lưu vực và song phương liên quan (về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, giám sát, chia sẻ tài nguyên và thích ứng biến đổi khí hậu).
Đại diện một số tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã kiến nghị Chính phủ và Ủy ban quốc gia cần có sự phối hợp với các nước hạ lưu Mekong để có các giải pháp, tiếng nói chung trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động từ hoạt động của các nước thượng lưu Mekong.
Đồng thời VNMC cần có một chiến lược chung cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc bảo vệ môi trường sông Mekong, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng vì nếu mỗi tỉnh, thành làm riêng lẻ hiệu quả sẽ không cao và không mang tính bền vững./.
Hoàng Liên Sơn (Vietnam+)