Ngày 1/11 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức gặp gỡ trao đổi thông tin với báo chí về Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) sẽ được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil vào tháng 6/2012.
Chia sẻ những thông tin về Rio+20, ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Phát triển bền vững Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh đây là một trong những cuộc họp quan trọng nhất toàn cầu về phát triển bền vững, xác định con đường cho một thế giới an toàn hơn, sạch hơn, xanh hơn và thịnh vượng hơn cho tất cả.
Kể từ khi Định hướng Phát triển bền vững được ban hành, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên công cuộc thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Vì vậy, đây cũng là dịp để Việt Nam nhìn nhận lại các kết quả đạt được, các bất cập, cản trở tiến trình thực hiện phát triển bền vững là hết sức cần thiết nhằm đưa ra những định hướng, kiến nghị để thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Ri0+20 lần này sẽ đề xuất giải quyết những vấn đề phát triển bền vững bao gồm cả những thách thức liên quan đến các thành phố, năng lượng, nước, thực phẩm và các hệ sinh thái.
Tại đây, các nước sẽ tìm cách thực hiện các giải pháp bằng cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xanh hơn trong khi tập trung vào xóa đói giảm nghèo; Bảo vệ đại dương khỏi việc đánh bắt quá mức, phá hủy các hệ sinh thái biển và các tác dụng phụ biến đổi khí hậu; Làm cho thành phố phù hợp với cuộc sống hơn và hiệu quả hơn.
Các nước mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính cũng như ô nhiễm trong nhà và ngoài trời, trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Quản lý rừng tốt hơn để cung cấp một loạt các lợi ích, đến năm 2030 giảm một nửa việc phá rừng, có thể tránh được khoảng 3.700 tỷ USD bồi thường thiệt hại của biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính, chưa kể đến giá trị của việc làm và thu nhập liên quan đến đa dạng sinh học, nước sạch, dược liệu do tài nguyên rừng cung cấp; Cải thiện, bảo tồn và quản lý tài nguyên để thúc đẩy phát triển và bảo vệ chống lại sa mạc hóa.
Để chuẩn bị cho Rio+20 sắp tới, Bà Nguyễn Lệ Thủy, Vụ phó, Vụ Khoa học giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các nội dung tham gia đóng góp xây dựng các dự thảo báo cáo của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh với mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Nhiều hoạt động, sự kiện bên lề cũng được tổ chức hướng tới hội nghị./.
Chia sẻ những thông tin về Rio+20, ông Đào Xuân Lai, Trưởng phòng Phát triển bền vững Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh đây là một trong những cuộc họp quan trọng nhất toàn cầu về phát triển bền vững, xác định con đường cho một thế giới an toàn hơn, sạch hơn, xanh hơn và thịnh vượng hơn cho tất cả.
Kể từ khi Định hướng Phát triển bền vững được ban hành, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên công cuộc thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Vì vậy, đây cũng là dịp để Việt Nam nhìn nhận lại các kết quả đạt được, các bất cập, cản trở tiến trình thực hiện phát triển bền vững là hết sức cần thiết nhằm đưa ra những định hướng, kiến nghị để thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Ri0+20 lần này sẽ đề xuất giải quyết những vấn đề phát triển bền vững bao gồm cả những thách thức liên quan đến các thành phố, năng lượng, nước, thực phẩm và các hệ sinh thái.
Tại đây, các nước sẽ tìm cách thực hiện các giải pháp bằng cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xanh hơn trong khi tập trung vào xóa đói giảm nghèo; Bảo vệ đại dương khỏi việc đánh bắt quá mức, phá hủy các hệ sinh thái biển và các tác dụng phụ biến đổi khí hậu; Làm cho thành phố phù hợp với cuộc sống hơn và hiệu quả hơn.
Các nước mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính cũng như ô nhiễm trong nhà và ngoài trời, trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Quản lý rừng tốt hơn để cung cấp một loạt các lợi ích, đến năm 2030 giảm một nửa việc phá rừng, có thể tránh được khoảng 3.700 tỷ USD bồi thường thiệt hại của biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính, chưa kể đến giá trị của việc làm và thu nhập liên quan đến đa dạng sinh học, nước sạch, dược liệu do tài nguyên rừng cung cấp; Cải thiện, bảo tồn và quản lý tài nguyên để thúc đẩy phát triển và bảo vệ chống lại sa mạc hóa.
Để chuẩn bị cho Rio+20 sắp tới, Bà Nguyễn Lệ Thủy, Vụ phó, Vụ Khoa học giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các nội dung tham gia đóng góp xây dựng các dự thảo báo cáo của Liên hợp quốc về phát triển bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh với mục tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Nhiều hoạt động, sự kiện bên lề cũng được tổ chức hướng tới hội nghị./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)