Ngày 17/1, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan năng lượng nguyên tử Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội hạt nhân thế giới tổ chức Hội nghị quốc tế về năng lượng hạt nhân năm 2012, cùng thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân trên thế giới, giúp đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.
Tiến sỹ Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình một cách có trách nhiệm, trong khi vẫn đảm bảo an toàn và an ninh. Sau sự cố Fukushima vào tháng 3/2011 tại Nhật Bản, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng với ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân ở mức cao nhất.
Năng lượng hạt nhân đã và đang trở thành một nguồn năng lượng quan trọng cho nhân loại. Với ưu điểm giúp giảm thiểu ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu, trong khi nguồn năng lượng hóa thạch đang nhanh chóng cạn kiệt, nguồn năng lượng này trở thành một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp điện của nhiều quốc gia. Nhưng cùng với phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, an toàn và các vấn đề liên quan đến bảo mật, vấn đề kiểm soát nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, đảm bảo sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân chống lại thảm họa tự nhiên, vượt ra ngoài dự đoán của con người như động đất và sóng thần vẫn là mối quan tâm lớn trong phát triển điện hạt nhân trên toàn thế giới.
Theo Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia, các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020. Đến năm 2030, tổng công suất điện hạt nhân sẽ là 10.700 MW, chiếm 10,1% tổng công suất phát điện của đất nước./.
Tiến sỹ Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình một cách có trách nhiệm, trong khi vẫn đảm bảo an toàn và an ninh. Sau sự cố Fukushima vào tháng 3/2011 tại Nhật Bản, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng với ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn và an ninh hạt nhân ở mức cao nhất.
Năng lượng hạt nhân đã và đang trở thành một nguồn năng lượng quan trọng cho nhân loại. Với ưu điểm giúp giảm thiểu ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu, trong khi nguồn năng lượng hóa thạch đang nhanh chóng cạn kiệt, nguồn năng lượng này trở thành một thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp điện của nhiều quốc gia. Nhưng cùng với phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, an toàn và các vấn đề liên quan đến bảo mật, vấn đề kiểm soát nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, đảm bảo sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân chống lại thảm họa tự nhiên, vượt ra ngoài dự đoán của con người như động đất và sóng thần vẫn là mối quan tâm lớn trong phát triển điện hạt nhân trên toàn thế giới.
Theo Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia, các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020. Đến năm 2030, tổng công suất điện hạt nhân sẽ là 10.700 MW, chiếm 10,1% tổng công suất phát điện của đất nước./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)