Phó thủ tướng cho rằng thời gian tới FEALAC cần tập trung hợp tác trên cáclĩnh vực phù hợp với nhu cầu của các nước thành viên, tăng cường hợp tác kinhtế-thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ lẫn nhau vượt qua tác động của cuộc khủnghoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, đặc biệt chia sẻ kinh nghiệm và năng lực táicấu trúc nền kinh tế, nền tài chính sau khủng hoảng, đối phó hiệu quả với hiệntượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề nước biển dâng.
Phó Thủ tướng đã nêu các đề xuất của Việt Nam về cơ chế hợp tác đối phóvới các thách thức trên, cũng như các hình thức, biện pháp hợp tác trên các lĩnhkhác trong khuôn khổ Diễn đàn và với các thể chế tài chính quốc tế…
Phó Thủ tướng khẳng định là thành viên sáng lập Diễn đàn, Việt Nam đã vàsẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Đông Á và Mỹ Latinh, sẵn sàng chia sẻ kinhnghiệm phát triển và hợp tác với các nước thành viên trên các lĩnh vực cùng quantâm.
Các nước, đặc biệt là hai nước đồng chủ trì Hội nghị Nhật Bản và Argentinađánh giá cao sự tham gia tích cực và các sáng kiến thiết thực của Việt Nam tạiHội nghị lần này đối với tiến trình FEALAC.
Hội nghị đã kiểm điểm quá trình 10 năm hoạt động của FEALAC kể từ khithành lập năm 1999; tập trung đánh giá các thách thức cơ bản đối với các nướcthành viên, nhất là về vấn đề khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, môitrường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Định hướng tương lai phát triển của FEALAC, Hội nghị đã đưa ra các biệnpháp củng cố cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Diễn đàn, xác định ưu tiên cho thờigian tới các chương trình, dự án hợp tác trên các lĩnh vực môi trường và pháttriển bền vững, đối phó với tác động từ hiện tượng biến đổi khi hậu.
Hội nghị cũng đưa ra các biện pháp giảm đói nghèo và giải quyết các vấn đềxã hội, khuyến khích thương mại-đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừavà nhỏ của các nước thành viên hoạt động hiệu quả và hợp tác với nhau, pháttriển năng lượng sạch, sử dụng công nghệ thông tin, phòng chống dịch bệnh…
Các đại biểu đã thảo luận với đại diện của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngânhàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB) về khả năngtăng cường sự hợp tác và trợ giúp của các thể chế tài chính quốc tế vào tiếntrình hợp tác liên khu vực.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Tokyo, trong đó kêu gọi tăng cườnghơn nữa hoạt động và các quan hệ tương tác thông qua các khuôn khổ của FEALAC đểkhai thác tiềm năng to lớn của quan hệ hợp tác giữa hai khu vực và cùng đối phóvới các thách thức mà hai khu vực đang phải đối mặt tại thời điểm hiện nay vàtrong tương lai.
Tuyên bố kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Haiti cứu giúp nạn nhânvà khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 12/1 vừa qua.
Hội nghị đã thông qua các báo cáo và ra quyết định về một số hoạt động củaDiễn đàn theo đề xuất của các cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) IX tổ chức tạiArgentina vào tháng 4/2009 và SOM X (Tokyo, 14-15/1/2010); bầu Indonesia vàArgentina làm Điều phối viên khu vực cho đến sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaolần thứ 5 của Diễn đàn, dự kiến tổ chức vào cuối năm 2011.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh lần thứ 4 đã diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) trong hai ngày 16-17/1.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đến dự và phát biểu khai mạc FMMIV/FEALAC.
Bên lề Hội nghị FMM IV/FEALAC, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã gặp Bộtrưởng Ngoại giao Argentina Jorrge Taiana, cùng Bộ trưởng Ngoại giao El SalvadorHugo Bonilla ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vàTrưởng đoàn một số nước khác nhằm trao đổi về quan hệ hợp tác song phương.
Cũng nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã làm việc với Thứtrưởng Ngoại giao Cuba và Brazil về quan hệ song phương./.