Ngày 23/11, Nhà vua Bỉ Albert II đã đề nghị ông Elio Di Rupo, người được chỉ định làm trung gian dàn xếp các cuộc thương lượng thành lập chính phủ mới ở Bỉ, nỗ lực một lần nữa nhằm phá vỡ thế bế tắc chính trị kéo dài gần 1 năm rưỡi qua tại nước này.
Động thái trên diễn ra sau khi ông Rupo, thủ lĩnh đảng Xã hội, đệ đơn từ bỏ vai trò trung gian cho các cuộc thương lượng về chia sẻ quyền lực giữa 6 đảng tham gia đàm phán thành lập chính phủ.
Đầu tuần này, cuộc đàm phán giữa các chính đảng ở Bỉ về việc thành lập chính phủ lại rơi vào bế tắc do các bên vẫn bất đồng trong những vấn đề liên quan đến ngân sách và phân bổ ngân sách để đạt mục tiêu giảm thâm hụt trong hai năm tới.
Việc đưa thâm hụt ngân sách năm 2012 của Bỉ xuống mức dưới 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), là một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các chính trị gia ở Bỉ lúc này, trước khi một chính phủ mới chính thức được thành lập.
Tuy nhiên, sau cuộc đàm phán "maratông" hôm 20/11, các chính đảng đại diện của cộng đồng người nói tiếng Hà Lan (Flander) và cộng đồng nói tiếng Pháp (Wallonia) ở Bỉ đã bác bỏ đề xuất của ông Rupo về cắt giảm thâm hụt trong dự thảo ngân sách 2012. Ông Rupo sau đó đã đệ đơn từ chức lên Nhà Vua Albert II và cho rằng tình hình đất nước hiện tại là "thảm kịch."
Nếu đến cuối năm 2011, Bỉ không đệ trình lên Ủy ban châu Âu chương trình cải cách cơ chế trong hệ thống nhà nước và dự thảo ngân sách quốc gia năm 2012, phù hợp với quy định của EU, thì nước này sẽ có nguy cơ phải nộp phạt một khoản tiền trị giá 700 triệu euro, tương đương 0,2% GDP.
Nước Bỉ đã lập một kỉ lục thế giới khi rơi vào tình trạng vô chính phủ suốt gần 18 tháng nay, do bất đồng giữa các chính đảng của cộng đồng người nói tiếng Pháp và cộng đồng người nói tiếng Hà Lan ở nước này./.
Động thái trên diễn ra sau khi ông Rupo, thủ lĩnh đảng Xã hội, đệ đơn từ bỏ vai trò trung gian cho các cuộc thương lượng về chia sẻ quyền lực giữa 6 đảng tham gia đàm phán thành lập chính phủ.
Đầu tuần này, cuộc đàm phán giữa các chính đảng ở Bỉ về việc thành lập chính phủ lại rơi vào bế tắc do các bên vẫn bất đồng trong những vấn đề liên quan đến ngân sách và phân bổ ngân sách để đạt mục tiêu giảm thâm hụt trong hai năm tới.
Việc đưa thâm hụt ngân sách năm 2012 của Bỉ xuống mức dưới 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), là một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các chính trị gia ở Bỉ lúc này, trước khi một chính phủ mới chính thức được thành lập.
Tuy nhiên, sau cuộc đàm phán "maratông" hôm 20/11, các chính đảng đại diện của cộng đồng người nói tiếng Hà Lan (Flander) và cộng đồng nói tiếng Pháp (Wallonia) ở Bỉ đã bác bỏ đề xuất của ông Rupo về cắt giảm thâm hụt trong dự thảo ngân sách 2012. Ông Rupo sau đó đã đệ đơn từ chức lên Nhà Vua Albert II và cho rằng tình hình đất nước hiện tại là "thảm kịch."
Nếu đến cuối năm 2011, Bỉ không đệ trình lên Ủy ban châu Âu chương trình cải cách cơ chế trong hệ thống nhà nước và dự thảo ngân sách quốc gia năm 2012, phù hợp với quy định của EU, thì nước này sẽ có nguy cơ phải nộp phạt một khoản tiền trị giá 700 triệu euro, tương đương 0,2% GDP.
Nước Bỉ đã lập một kỉ lục thế giới khi rơi vào tình trạng vô chính phủ suốt gần 18 tháng nay, do bất đồng giữa các chính đảng của cộng đồng người nói tiếng Pháp và cộng đồng người nói tiếng Hà Lan ở nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)